Khi lập gia phả, Tiền Nhân luôn được quan tâm đặc biệt với các tên gọi khác nhau từ thời cổ xưa
Có mấy vấn đề cần lưu trong Tộc Phả, Gia Phả xưa:
- Tính cách quan trọng: Ở mỗi đời, người xưa chú trọng đến công danh, cách ăn ở trong xã hội, các tên và mồ mả. Tất cả đều phải được ghi đầy đủ.
- Công danh: Nếu rõ công danh sự nghiệp, đức độ.
- Cách ăn ở: Kể lại tất cả những cách đối nhân xử thế, những tư tưởng và lời dạy bảo con cháu.
- Các tên gồm có:
- Tên Huý: tên cha mẹ đặt cho cũng còn gọi là tên bộ tức là tên ghi vào sổ bộ hộ tịch, hay tên tục.
- Tên Hiệu: là tên của những người thuộc ngành văn thi tự đặt cho mình theo một ý nghĩa chọn lựa nào đó. Tên này được ký dưới các bài văn, bài thơ hay sách, còn được gọi là bút hiệu.
- Tên Tự hay tên chữ là tên được đặt ra do cha mẹ hay do chính đương sự, có xuất xứ từ tên huý hay do bản tính chí hướng. có nhiều văn nhân đặt cho mình nhiều tên tự và tên hiệu (khác tên hiệu thường ba hoặc bốn chữ, tên tự chỉ có hai mà thôi, ít khi đến ba).
- Tên Thuỵ (còn gọi là tên hèm) do người sắp lâm chung còn sáng suốt tự đặt cho mình, hoặc do con cháu đặt cho, căn cứ vào tình tình, hành vi lúc sinh thời và chí khí, có làm lễ cáo đặt tên Thuỵ sau khi tắt thở. Đối với nhưng công thần, quan chức cao trọng, nhà vua thường ban cho tên Thuỵ trước hay ngay sau khi chết, để dùng ân điển ghi nhớ công nghiệp. Tên Thuỵ được dùng để khấn khi cúng cơm cùng với tên huý nên cũng còn gọi thêm là tên cúng cơm.
Các Vua Chúa sau khi chết được đặt miếu hiệu là tên viết trên các bài vị để thờ trong miếu. Thí dụ: Vua Tự Đức có miếu hiệu là Dực Tôn Anh Hoàng Đế.
Riêng giới nữ theo Phật giáo đa phần đều có pháp danh là tên được đặt cho lúc quy y, cũng được coi như tên hiệu, thường dùng tên kép và hầu hết bắt đầu bằng chữ Diệu. (Ở thiên chúa giáo ngày nay tên Thánh cũng gọi là tên hiệu)
Thứ bậc của Tiền nhân:
Trong Gia Phả xưa có ghi những thứ bậc kể sau:
Đàn ông Viên Tổ Khảo Cao Tằng Tổ Khảo Tằng Tổ Khảo Tổ Khảo Hiển Khảo | Đàn bà Viên Tổ Tỷ Cao Tằng Tổ Tỷ Tằng Tổ Tỷ Tổ Tỷ Hiển Tỷ | Hệ thống(có thể đối với người lập phả đầu tiên). Hai cụ tổ xa nhất Tổ ông tổ bà năm đời Cụ Ông, Cụ Bà, tổ bốn đời Ông bà nội Cha mẹ |
Chữ “khảo” dành cho người đàn ông.
Chữ “tỷ” dành cho người đàn bà.
Những danh bậc kể trên thường được dùng để khấn trong lễ giỗ.
Ở đây có một vấn đề thường khiến cho những người lập lại Gia Phả hay đọc Gia Phả xưa thắc mắc. Đó là cách sắp xếp thứ bậc các đời. Một số gia đình ghi thứ bậc như cụ nội, cụ kỵ, tổ hai đời, tổ ba đời, tổ Bốn đời ( hoặc là tổ tam đại, tổ tứ đại, tổ ngữ đại) hoặc ông nội, ống cố, ông sơ, ông sờ…. lại thêm con cháu thì ghi
Cháu, chắt, chút, hoặc là: Tằng tôn, huyền tôn, viễn tôn.
Có lẽ người xưa chưa có quan niệm hệ thống hoá thứ tự bằng những con số cho nên chỉ có thể áp dụng:
1/ Phân loại chi nhánh họ thì dùng hệ can chi, như: chi Giáp, chi Ất (cũng như cách đặt tên các con).
Can có 10 can là Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý.
Chi có 12 chi( người ta quen gọi là 12 con giáp) là Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.
Can, Chi kết hợp nhau thành một hệ( nay cugnx còn gọi là chu kỳ trong thời gian sinh học dùng trong âm lịch và tính tuổi tác con người. Một vòn của hệ (chu kỳ) nay gọi tính là Lục Thập Hoa Giáp (tạo thành một chu kỳ 60, nếu tính năm trong âm lịch thì cứ mỗi 60 năm là một chu kỳ quay trở lại từ đầu)).
Do quen dùng can, chi để tính năm, tính tuổi, người xưa đã áp dụng qua chi nhánh họ đẻ phân loại trưởng thứ như sau:
Chi Giáp: danh hiệu cho con trưởng và dòng họ con cháu về sau
Chi Ất: danh hiệu cho người con thứ hai và dòng con cháu.
Chi Bính: Con thứ ba…..
Chi Đinh: con thứ tư…….
Chi Mậu: con thứ năm…….
2/ Phân thứ bậc các đời thì người xưa áp dụng hệ thống “Cửu Tộc”. Cửu tộc ở đay không có nghĩa là chín họ mà là chín đời thân tộc huyết nhục của một người (người lập phả có thể tự lấy mình làm cái mốc chuyển tiếp hay ranh giới cho thứ bậc trên (tổ tiên) và thứ bậc dưới (con cháu)).
Chín đời (Cửu tộc) bao gồm:
- Cao Tổ kỵ nội
- Tằng Tổ cụ nội
- Tổ ông nội
- Khảo cha
- Kỷ thân chính mình
- Tử con
- Tôn cháu
- Tằng Tôn chắt
- Huyền tôn chút
Với cách ghi thứ bậc bằng “chức danh” này, sau khi người lập phả qua đời, phả truyền lại cho các con cháu, việc ghi thêm của các đời sau sẽ lúng túng, trong việc hệ thống hoá thứ tự từ trên xuống.
Vì vậy, ngày nay, khi lập Gia Phả theo lối mới ta nên áp dụng những con số liên tiến theo thứ tự. Vê chi nhánh thì theo số La Mã (I,II,III,IV,V….) hoặc là theo các chữ cái vần A,B,C… về các đời thì cũng theo thứ tự diễn tiến theo những con số tương ứng về sau:
Thứ bậc đời | Chức danh | Nghĩa nôm | Ghi chú |
(Ngày nay) Sơ Tổ (tổ khai sáng tông họ) Đời 1 (Đ.1)Đời 2 (Đ.2)Đời 3 (Đ.3)Đời 4 (Đ.4)Đời 5 (Đ.5)Đời 6 (Đ.6)Đời 7 (Đ.7)Đời 8 (Đ.8)Đời 9 (Đ.9)Đời 10 (Đ.10) | (Ngày xưa) Viên Tổ Khảo Cao Tằng Tổ khảo Tằng tổ khảo Tổ khảo Hiển khảo Kỷ khảo Tử Tôn Tằng Tôn Huyền Tôn Viễn Tôn | Tổ xa nhất | Tổ chi nhánh họ hoặc là người đầu tiên chuyển họ kỵ nội (Tổ 5 đời) Cụ nội (Tổ 4 đời) Ông nội Cha Chính mình Con Cháu Chắt Chút Gọi chung các cháu xa về sau………… |
Gia Phả Đại Việt giúp các dòng họ lập phả hay lập gia phả, lập tộc phả
Các thẻ liên quan: Gia phả, Gia Phả Đại Việt, Tên Hiệu, Tên Huý, Tên Thuỵ, Tên Tự
Recent Comments