Site icon Gia phả Đại Việt – Dịch vụ gia phả trọn gói

TÌM HIỂU VỀ “LONG MẠCH” VÀ ỨNG DỤNG TRONG NHÀ Ở, MỘ HUYỆT

unnamed Gia phả Đại Việt - Dịch vụ gia phả trọn gói Gia phả Đại Việt

LONG MẠCH VÀ ỨNG DỤNG CHO MỘ HUYỆT, NHÀ Ở

Long mạch là địa mạch mạnh mẽ, mềm mại, thoát ẩn thoắt hiện như rồng. Địa Mạch lấy hướng núi sông làm tiêu chí. Vì vậy, các nhà phong thuỷ gọi địa mạch là long mạch, là khí mạch đi theo mạch núi.

ảnh minh hoạ

Nói về long mạch phải phân biệt mạch chính và mạch nhánh. Tìm được mạch chính mà lại đặt huyệt ở mạch nhánh là không cát.

Long mạch có quan hệ mật thiết với các núi, gò của huyệt mộ. Nếu Chân long (long mạch chính) thì cần có nhiều gò núi bảo vệ. Nếu có nhiều gò núi hộ vệ, chủ về sự phú quý. Nhưng nếu mất khi của long mạch là đại hung.

Nhận đúng long mạch sau đó phải quan sát Thuỷ khẩu (gò, núi xung quanh hoặc ở giữa cửa sông), Án Sơn (núi che chắn phía trước huyệt mộ), Triều Sơn (núi ở phía trước nhưng xa huyệt mộ hơn Án Sơn), Minh đường (Khoảng trống phía trước huyệt mộ), Thanh Long (gò, núi bên trái huyệt mộ), Bạch Hổ (gò, núi bên phải huyệt mộ).

Thế của Long mạch lấy mềm mại, linh hoạt làm quý. Long mạch lên xuống trùng trùng, uốn lượn như cá nhảy chim bay gọi là “sinh long”, là địa huyệt cát. Nếu long mạch thô thiển, ngang ngược, cồng kềnh, uể oải như cây khô, cá chết là “tử long”, là địa huyệt hung.

Nhà phong thuỷ chia long mạch thành các loại: cường long, nhược long, phì long, thuận long, nghịch long, tiến long, thoái long, bệnh long, kiếp long, sát long, chân long, giả long, quý long, tiện long…..

Long mạch được núi vaay quanh dày đặc là sự bao bọc, hộ vệ tốt hay còn gọi là có tình – không lệch, không đi ngược. Hình thế long mạch được xem là cát thì phải đoan trang, nho nhã, tú lệ. Nếu chủ ( long mạch chính) và khách (long mạch nhánh) không phân biệt được rõ ràng, núi mọc linh tinh, đá núi lộn xộn, hình thù kỳ quái là ác hình. Nơi đây an táng rất hung, là đại lỵ.

PHÂN CHIA LONG MẠCH

ảnh minh hoạ

Mạch núi căn cứ vào hướng núi được chia làm 5 loại, tức 5 thế:

Thế chính: Long mạch phát ở phương Bắc, hướng tới phương Nam.

Thế nghiêng: Long mạch phát ở phương Tây, hướng lên phía Bắc, Bắc có huyệt hướng về phía Nam.

Thế nghịch: Long mạch nghịch thuỷ hướng lên rồi theo dòng nước đi xuống.

Thế Thuận: Long mạch theo thuỷ chảy xuống rồi lại nghịch thuỷ đi lên.

Thế hồi: Long mạch trở về Tổ Sơn (nới phát nguồn của long mạch bao gồm hàng loạt núi kế tiếp nhau: Thái Tổ Sơn, Thái Tông Sơn, Thiếu Tông Sơn).

TÌM HIỂU VỀ "LONG MẠCH" VÀ ỨNG DỤNG TRONG NHÀ Ở, MỘ HUYỆT 1 Gia phả Đại Việt - Dịch vụ gia phả trọn gói

Dựa vào thế lượn vòng, có thể chia long mạch làm 2 loại:

Dương long: Long mạch từ Thái Tổ Sơn lượn vòng theo hướng chiều kim đồng hồ.

Âm long: Long mạch từ Thái Tổ Sơn lượn vòng ngược chiều kim đồng hồ.

Một cách chia âm long và dương long khác là căn cứ vào phương hướng của dòng chảy 2 bên mạch núi:

Dòng nước từ 2 bên mạch núi chảy đi, nếu dòng từ bên trái chảy sang bên phải, long mạch là dương long.

Dòng nước từ bên phải mạch núi chảy sang bên trái, long mạch là âm long.

Cụ thể hơn, theo hình thái của mạch núi có thẻ chi long mạch làm 9 loại:

Xem thêm: Sinh khí, Mộ Phần

Gia Phả Đại Việt giúp các dòng họ là gia phả.

Phần mềm Quản lý Gia Phả

Exit mobile version