VĂN CÚNG LỄ TANG THỂ HIỆN ĐIỀU GÌ?
Từ phong tục tập quán xa xưa người Việt Nam sống với tâm thức: Con người ta sanh ra, lớn lên, dựng vợ gả chồng, sinh con đẻ cái, tạo lập công danh sự nghiệp… cuối cùng cũng theo quy luật sinh lão bệnh tử. Do xem và chấp nhận cái chết là quy luật nên người Việt Nam đón nhận cái chết trong tinh thần chủ động thư thản như sắm trước quan tài (gọi là Thọ), xây dựng sanh phần (gọi là Kim tỉnh) cho chính bản thân khi còn sống.
Nhân sanh quan người Việt xưa nay cũng cho là “sống ở, thác về”, xem cuộc sống trên mặt đất chỉ là cõi trọ tạm bợ, và chết không phải là hết, mà về cõi vỉnh cữu. Do vậy “người chết cần được mồ yên mả đẹp”, việc “động mồ động mả” rất kiêng cử ví có thể ảnh hưởng đến sự nghiệp của con cháu nhiều đời. Người Việt còn sống theo đạo lý: “nghĩa tử là nghĩa tận”, tức là bao nhiêu hờn oán đều xóa bỏ khi đối tượng đã chết, vì chết là dứt nợ trần gian. Không ai truy cứu người chết bao giờ.
Bởi vậy, theo phong tục xưa trong tang chế có rất nhiều nghi lễ, văn khấn (văn cúng) để tiễn đưa vong hồn người đã khuất sang thế giới bên kia được trọn vẹn, chu đáo, thể hiện lòng thành, làm trọn đạo hiếu.
LỄ TIỂU TƯƠNG, ĐẠI TƯỜNG ( Giỗ đầu và giỗ thứ hai)
Bài 1:
Mây che núi Hỗ / Dĩ, muôn dặm mơ màng;
Gió thôi cành Thung / Huyên, một vùng nghi ngút.
Nhớ thưở trước, một nhà sum họp,
vui vầy những ước, đặng trăm năm
Mà bấy nay, đôi ngả cách xa,
nông nỗi nào ngờ, nên một phút.
Ơn chín chữ, trời cao biển rộng,
hiểm chưa chút công đền nghĩa trả, gánh cương thường, nghĩa nặng trên vai;
Đêm năm canh, than vắn thở dài, những mơ màng,
tiếng nói điều ăn, lòng tưởng vọng, thấm đau trong ruột.
Cõi trần thế, xuân qua thu lại, ngày trời kể,
chẵn một năm tròn; (hoặc hăm bốn tháng tròn).
Giỗ Tiểu Tường (hoặc Đại Tường) lễ bạc tâm thành, chén rượu dâng một vài tuần rót.
Nhà đơn bạc, còn nhiều bề khiếm khuyết,
hương thơm, nến đỏ, việc lễ nghi, tạm gọi theo thời;
Bài văn ai kể mấy khúc nôm na,
tâm động, thần tri, miền minh phủ, may chi thấu chút.
Ôi! Thương ôi!
Bài 2:
Sao mờ Nam cực, buồn trông cơ tạo khéo xoay vần;
Biến hoá ngàn dâu, ngẫm nghĩ sự đời càng tức tối.
Ai làm nên mưa thảm, gió sầu;
Ai xúi nỗi sao dời vật đổi.
Vốn xưa, một nhà sum họp, thường khi đi viếng về thăm;
Bấy nay, đôi ngả âm dương, luống nhưng than trầm khóc tủi.
Rày nhân: Tiểu tường vừa đến (hoặc đại tường lại đến), lệ cổ đã thường;
Tang phục tiện trừ (hoặc kết trừ), lễ nhà theo thói.
Đức cù lao, tưởng đến xót xa;
Tình báo bổ, trông càng mong mỏi.
Thương khóc nhé! Công ơn chưa báo đáp, nờ để, kể về người ở, hai hàng nước sụt sùi;
Thảm thiết thay! Thân thể đã cách xa, vậy nên, than vắn thở dài, chín khúc ruột tằm bối rối.
Ngậm ngùi, vừa trải mấy thu đông;
Buồn bã đã biết bao sớm tối.
Nhà bần bạc, lấy gì trả nghĩa, gọi là nén hương bát nước, cúi dâng cuộc rượu, hiến ba tuần;
Chốn u minh, như có tháu tình, rằng nay lễ bạc, lòng thành, ngõ chút giấy vàng, đưa chín suối.
Hỡi ơi!
Xem thêm: Bài cúng khai trương cửa hàng, công ty đầu năm mới
Gia Phả Đại Việt giúp các dòng họ lập phả hay lập gia phả, lập tộc phả, hay tham khảo tại link sau
Các thẻ liên quan: CÚNG LỄ, Gia Phả Đại Việt, Văn cúng lễ
Recent Comments