Quá trình lập phả trong xã hội Việt Nam
Người ta chưa thể định rõ chắc chắn việc lập phả (lập Tộc phả, lập Gia phả) ở Việt Nam đã khởi có từ bao giờ, tuy nhiên dự đoán rằng vào thế kỷ 11 và 12, xuyên qua các tác phẩm văn học dưới hình thức “thực lục”, “Ký thuật” về nhân vật, gia đình có liên quan lịch sử, điển hình nhất là Hoàng triều ngọc diệp soạn năm Thuận Thiên thứ 17 (1026) triều vua Lý Thái Tổ và Hoàng Tông Ngọc Điệp, soạn năm Thuận Long thứ 10 (1267) triều vua Trần Thánh Tôn.
Gia phả luôn có dấu vết liên hệ tới lịch sử một nước, nhiều trường hợp tra cứu những dữ kiện lịch sử, người ta còn căn cứ vào những cuốn gia phả của các Tông môn Tộc họ một số danh nhân.
Về việc này, giáo sư Bưu Cầm trước đây đã có quan điểm rằng Gia phả trong các truyện như là một cái sườn nhà. Cái nhà muốn lợp tranh, ngói, tô điểm ra sao, kiểu nào cũng được nhưng cốt yếu vẫn là phải có sườn nhà, tức là phần Gi phả của nhân vật được kể trong truyện.
Ở khu vực miền Bắc, “cái nôi” của dân tộc Việt Nam, nhiều danh môn Tộc họ lâu đời Tộc phả nay trải qua hàng chục đời. Ở phía Nam, “vùng đất mới”, Tộc phả, gia phả lưu truyền rất hiếm hoi vì chịu ảnh hưởng của nhiều đợt thiên cư, chiến tranh hai ba thế kỷ gần đây.
Những lý do khiến Gia phả của những Tộc họ vào Nam mở rộng bờ cõi từ những thế kỷ trước bị thất truyền là:
- Thành phần quan quân, sĩ phu không định cư lâu một chỗ vì luôn bị luân chuyển vị thế đồn trú, không mang theo gia phả gốc hoặc không có thời giờ biên ghi tiếp tục và bị thất lạc trên đường di chuyển.
- Thành phần dân chúng đi khai phá điền thổ, bao gồm những kẻ tội đồ đều là những người có hoàn cảnh nghèo đói, ít học, khốn khổ, không còn để tâm tới quá khứ Tộc họ nữa, chi lo mưu sinh cho tương lại.
- Những gia đình nào còn giữ được Gia phả thì gặp lúc nguy biến phải lo chôn giấu để tránh sự khủng bố của giặc. trải qua nhiều thời kỳ sống dưới ách thống trị của thực dân Pháp và chiến tranh, Gia phả của nhiều gia đình lần lượt bị huỷ hoại hay thất lạc.
- Theo học giả Giáo sư Lê Ngọc Trụ đã bày tỏ trước đây thì ở khu vực phía Nam rất ít người làm gia phả, trừ trường hợp những nhà giàu có, lắm điền thổ và dư tiền bạc mới lập tờ Tông chi, một hình thức kế truyền trong gia phả, gọi là “Tông chi tông đồ”. Không làm gia phả thành cuốn sách biên ghi để lại, nhưng đa số gia đình đông con cháu đều lưu truyền một thứ khác. Đó là “Gia phả miệng”, đấy là cách thức đời trước luôn luôn nói lại cho đời sau biết rõ hệ thống lưu truyền, kế tục, tập quán và mọi sự giáo dục lê nghi, công đức trong Tộc họ mình.
Thường Gia phả miệng chỉ còn nhớ lại được từ 5 đời trước, trong đó có 4 đời phải được nhớ kỹ nhưung ngày giờ cúng giỗ, theo bổn phận của các con cháu đời sau (xin tham khảo GIA LỄ XUA VÀ NAY VÀ NỀN NẾP GIA PHONG của Phạm Côn Sơn).
Tuy miền Nam có ít gia đình giữ và lập phả lại, cẫn có một số Tộc họ còn lưu được đến nay những cuốn Gia phả có sắc thái cá biện như:
- Họ Dương, ở Do Nha, Lạt Sơn.
- Họ Phan Thanh (Phan Thanh Giản) ở Bến Tre.
- Họ Phạm Phú (Phạm Phú Thứ ) ở Cần Thơ.
- Họ Mạc (Mạc Cữu – Mạc Thiên Tích) ở Hà Tiên.
- Họ Bùi (Bùi Viện), gốc ở Trình Phố, Thái Bình.
- Họ Nghiêm gốc ở Hoà xá, Hà Đông.
- Họ Nguyễn Hoàng ( Chi nhánh của Tộc Phạm Văn, giòng Ngự y) ở Sài Gòn (gốc ở cù lao Giêng, Long Xuyên).
- Họ Phùng ở Đại Đồng, Hưng Yên
- Họ Hoàng Hữu, gốc ở Triệu Phong, Quảng trị
- Họ Lê Ngọc ở Cây Gõ, Minh Phụng – Chợ Lớn (Học giả Lê Ngọc Trụ)
- Họ Lê Văn, Phù Cát, Quy Nhơn
- Họ Đào Tấn, Vĩnh Thạch, Phước Vân.
- CÁC chi họ Nguyễn hoàng Tộc (Nguyễn Phước Tộc) và đại chúng (ở Mỹ Tho: Ông Nguyễn Văn Vang; ở Long Xuyên: Ông Nguyễn Văn Lân và Ông Nguyễn Trịnh Tường).v.v.
Gia Phả Đại Việt giúp các dòng họ lập phả hay lập gia phả, lập tộc phả, hay tham khảo tại link sau https://giaphadaiviet.com/phan-mem-gia-pha-dai-viet/
Xem thêm: Các bước lập phả
Phần mềm quản lý gia phả, lập phả
Các thẻ liên quan: Gia phả, Kiến thức gia phả, Lập Phả
Recent Comments