Người xưa cho rằng từ đường và phần mộ là nơi quy tụ linh khí quan trọng nhất của từng dòng họ. Đặc biệt là trong các ngày giỗ, tết… thì từ đường (nhà thờ) còn là nơi tụ hội con cháu trong dòng họ,…
Khác với đền chùa miếu điện thường được xây trong thôn xóm, để cho con cháu qua lại thuận tiện quanh năm hương khói.
Các loại từ đường: xét về phạm vi tế tự rộng hẹp địa thể có thể chia thành 3 loại:
Đại tôn tư đường: nhà thờ đại tôn thờ thuỷ tổ và cị viên tổ đời cao, khi chưa chia thành phân chi. Trong các tiểu chi, nếu có những vị thần tổ linh hiển, hoặc các vị đậu đạt cao, chức tước lơn, mặc dầu về thế thứ đứng hàng thấp nhưng cũng được đại tôn rước vào nhà thờ đại tôn phối té cùng với thuỷ tổ, vì các vị đó cũng làm rạng danh dòng họ.
Bản chi từ đường: Họ lớn qua nhiều đời chia thành nhiều tiểu chi, thì mỗi chi có một nhà thờ riêng, thờ từ vị tiên tổ đứng đầu khi xuất chi trở xuống. Trong nhà thờ tiểu chi thì trên hết thờ thần chủ vị đứng đầu chim tiếp đến các đời sau chỉ có dòng trưởng mới được thờ chính giữa, còn các tiên tổ dòng thứ dẫu đời cao hơn thuộc bậc chú, ông chú, cụ chú…. Cũng chỉ liệt thờ hai bên, phối tếm gọi chung là “tả chiêu hữu mục”.
Trong các tiểu chi có những vị thần tổ hiển linh sau khi mất, hoặc khi sinh thời đậu đại khoa, chức tước lớn nhưng không còn hậu duệ (tức là không còn con cháu trực hệ nối dòng) có thể được lập miếu thờ riêng. Dù các vị đã được rước vào phối tế ở nhà thờ đại tôn, hay có miếu thờ riêng, nhưng hàng năm xuân tế thu tế vẫn phải thỉnh các vị đó về phối hưởng ở bản chi từ đường.
Nhà thờ hay bàn thờ gia tiên của các đại gia đình: Thờ các vị từ cao tổ trở xuống hiển khảo trở lên gổm Hiển cao tổ (Can hay kỵ), Hiển tằng tổ (cố hay cụ), Hiển tổ khảo tổ tỷ (ông và bà), Hiển khảo tỷ (cha và mẹ) kèm thêm phụ vị thương vong các đời, tức là những người chết yểu chưa có con: Tổ bá, tổ thúc, tổ cô ngang vi cao tổ trở xuống.
Tóm lại, những vị thờ trong nhà thờ này còn được cũng giỗ. Những vị từ cao tổ trở lên (theo xưng hô của các trưởng tiểu chi) bắt đầu tống giỗ, gọi là “Ngũ đại mai thần chủ” tức là chôn thần chủ đi và rước vào nhà thờ chung cửa họ tiểu chi để liệt thờ phối tế theo tiên tioor (kể cả phụ vị thương vong quá 5 đời).
Nhà thờ họ lớn hay bé, rộng hay hẹp, nguy nga tráng lệ hay bình thường là tuỳ thưo con cháu đông đúc hay không, chi phái nhiều hay ít, họ hiển đạt hay bình thường. Hiển đạt phải hiểu theo hai nghĩa: thời xưa có nhiều vị đậu đạt cao, chức tước lớn hơn gọi là thế gia vọng tộc, hay thời nay con cháu làm ăn khấm khá, đóng góp cho họ được nhiều tiền của, xây dựng nhà thờ khang trang, mua sắm đầy đủ tế khí.
Dưới thời phong kiến, triều đình chỉ cho phép những thế gia vọng tộc, những nhà thờ có thờ các vị đại khoa, hoặc có tước công tước hầu mới được phép chạm trổ rồng chầu, hổ phục, mới được phép mua sắm tàn tán kiệu quạt, cờ biển….
Không ít người luôn thắc mắc hỏi triều đình thời phong kiến ngày xưa có điều lệ quy định cấm, nhưng thời nay thì sao?Thời xưa, học vị tiến sĩ trở lên thuộc hàng đại khoa, có cỡ biên vua ban, ngày nay họ nào cũng có tiến sĩ, tuy không có tước công tước hầu, nhưng có nhiều loại huân chương, thế thì họ noà cũng là thế gia vọng tộc cả, hơn nữa con cháu trong họ giầu có, vậy thì chạm trổ rồng chầu hổ phục, mua sắm cờ biển tàn tán được không?
Gia Phả Đại Việt giúp các dòng họ lập phả hay lập gia phả, lập tộc phả
Các thẻ liên quan: giaphadaiviet, nhà thờ, phần mềm gia quản lý gia phả, tư đường
Recent Comments