Tạm thời người ta có thể áp dụng nguyên tắc kể sau cho việc tra cứu Tộc Họ:
Tra cứu Căn cứ vào sự liệu:
Để trích ghi ra những Tộc họ đã cầm quyền, lập triều đại trong lịch sử. cũng do sự liệu, người ta còn ghi nhận thêm những vọng tộc xuyên qua công đức, tên tuổi của một só danh nhân ở mỗi thời đại trong các lĩnh vực cai trị, phòng vệ quốc gia, văn hoá, xã hội (có thể kể thêm mặt tôn giáo tín ngưỡng và kinh tế thương mại).
Căn cứ vào những tài liệu văn học.
Căn cứ vào những Tộc Phả của những đại gia danh tộc hiện còn lưu giữ, vốn đã có ghi dấu tích lâu đời, tương ứng với những chuyển trình lịch sử của dân tộc.
Do theo ba cơ sở tra cứu này, ta có thể tạm thời liệt kê:
NHỮNG HỌ LÀM NÊN TRIỀU ĐẠI TRONG LỊCH SỬ VÀ LÀ NHỮNG HỌ NÒNG CỐT CỦA DÂN TỘC:
Hồng (Hồng Bàng),Thục (Thục Phán), Trưng (Trưng Vương), Triệu (Triệu Thị Trinh hay là Triệu Ẩu, Triệu Quang Phụng), Mai (Hắc Đế Mai Thúc Loan), Khúc (Khúc Thừa Dụ), Đinh (Đinh Tiên Hoàng), Lê ( Lê Hoàn, Lê Lợi), Lý (Lý Công Uẩn), Trần, Hồ (Hồ Quý Ly). Mạc (Mặc Đăng Dung cháu 7 đời của Mạc Đĩnh Chi)Trịnh, Nguyễn.
Trong các họ này, có những họ sớm giảm thiểu như họ Hồng, Thục, Trưng, Khúc. Những họ phát triển như họ Trần, Lê và nhất là họ Nguyễn. Họ Nguyễn phát triển rộng lớn nhưng đồng thời cũng trở lên phức tạp và chuyển tiếp rắc rối mà một đoạn kế tiếp ta cần biết tới.
Họ Lý có điểm chú ý: Nguồn gốc Tàu (Lý Bôn hay Lý Bí cũng còn xưng là Lý Nam Đế (544 – 548) là người vốn dòng dõi Tàu, tổ tiên ở Tây Hán, chạy tránh loạn sang Giao Châu, lúc ấy vào đời thứ 7, trở thành người bản xứ khác hẳn Lý Công Uẩn là người thuần bản xứ).
Đông đảo người họ Lý gốc Tầu ngày nay thuộc dòng Minh Hương, là những người có quê hương ở nước Trung Hoa vào thời nhà Minh, vốn là hậu duệ của quan binh nhà Minh không đầu phục nhà Thanh gốc Mãn Châu, kéo buồm xuống tàu tới nước Nam định cưm được chúa Nguyễn dung nạp, sau có công giúp Chúa Nguyễn dựng nghiệp đế, thống nhất Việt Nam vào cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19)
Họ Triệu cũng có hai thành phần: Thành phần gốc Tàu là: Xưa, có Triệu Đà, từng làm quan nhà Tần; và sau này là người Minh Hương. Thành phần thứ hai là người bản xứ nước Nam là hai anh em Triệu Quốc Đạt và Triệu Thị Trinh.
Họ Hồ (Quý Ly) cũng là người gốc Tầu, tỉnh Chiết Giang, sang ở nước ta từ nhiều đời.
NHỮNG HỌ VỌNG TỘC VỚI NHỮNG DANH NHÂN TRONG LICH SỬ HAY VĂN HỌC:
Phạm (Phạm Phú Thứ), Phan (Phan Đăng Lưu), Đặng, Lữ (Lữ Gia), Đoàn (Đoàn Nhữ Hài, Đoàn Thị Điểm), Đỗ (Đỗ Cảnh Thạc, Sứ Quân), Trương, Lưu, Vũ(Võ), Chu (Chu Văn An, danh nho làm quan Triều Trần Dụ Tôn), Đào (Đào Văn Đích, quan cùng Triều với Chu Văn An), Doàn, Woòng (Hoàng, huỳnh), Lương, Thân, Phùng, Lại, Nghiêm, Bùi, Tạ…
NHỮNG HỌ VIỆT HOÁ
Trong khoảng ngàn năm bị lệ thuộc phương Băc, nước Việt đương nhiên phải tiếp nhận một số đông người Tàu sang cư trú. Số người này ở lại sinh con đẻ cái hoặc là sống hoà hợp với dân Việt, lần hồi bị “Việt Hoá”.
Trong thời kỳ tự chủ, thoát khỏi cảnh đô hộ, nước Việt cũng tiếp nhận thêm một số Hoa thương tới buôn bán và lưu trú. Những người này lần hồi cũng bị đồng hoá.
Quan trọng nhất là từ năm kỷ tị (1679), khi có đám quan binh nhà Minh không chịu làm tôi cho nhà Thanh, do Tổng binh Trấn thủ Long Môn (Quảng Tây) là Dương Ngạn Địch và các tướng: Phó thướng Hoàng Tiến, tổng binh Châu Cao, Châu Lôi và Châu Liêm (thuộc Quảng Đông) là Trần Thượng Xuyên, phó tướng Trần An Bình, lãnh đạo, bao gồm tới 3000 người đi trên 50 chiếu thuyền, rời khởi đất nước Trung Hoa tới Việt Nam tỵ nạn và xin làm dân nước Việt.
Những người này được Chúa Hiền cho vào đất Đông Phó( tức đất Gia Định) khai khẩn đất đai. Ho lại chia nhau tới đất Lộc Dã (tức là đất Đồng Nai bây giờ) Mỹ Tho và Ban Lân (Thuộc Biên Hoà) làm nhà, cày cấy lập ra đường xá, xã ấp như xã Thanh Hà ở Biên Hoà và xã Minh Hương ở Phan Trấn (Gia Định).
Lúc bấy giờ lại có thêm một người Quảng Đông là Mạc Cửu tới phủ Sài Mạt của Chân Lạp, chiêu mooj lưu dân lập ra 7 xã, nay gọi là Hà Tiên,, Năm 1708, Mặc Cửu được chúa Nguyễn phong cho làm Tổng Binh để giữ vùng đất này.
Từ đó đến nay, người Tàu làm ăn buôn bán thịnh vượng sinh sôi nảy nở nhiều. dân số ngày càng đông đúc và trở thành những công dân Việt Nam. Vì thế những họ của những người ấy cũng bị “Việt hoá”, ngày càng lan rộng ra trong đời sống quần chúng ở Nam Bộ.
Các họ của những người tàu, thuộc các bang hội Quang Đông, Triều Châu, Phước Kiến…, phổ biết trong xã hội Miền Nam Việt Nam là: Tăng, Tô, Hà, Trác, Châu (Chu)Lý, Ngô, Trần, Huỳnh, Lâm, Tống, Tiêu, Lương, Hàn, Tiết, Tạ, Vân, Mạc, Nhan, Chung…
Ngày nay một số họ đó rất đông đảo, có Tộc phả, Gia phả được giữ gìn đầy đủ. Tuy nhiên, mọi người đã trở thành người Việt sinh sống hoà bình và an vui phát triển trong cộng đồng xã hội.
Một số sắc tộc khác, vốn là dân của một nước xưa kia, nay cũng có những họ được đùm bọc trong “cái nôi Việt Nam” như là họ Chế, họ Trà… của người Chăm (sau khi nước Chiêm Thành mất hẳn từ năm 1967, với việc Chúa Nguyễn là Phước Chu đặt phủ Bình Thuận lấy đất Phan Rí, Phan Rang làm huyện Yên Phúc và huyền Hoà Đa); như là họ Sơn, họ Kim, họ Thạch, họ Danh, họ Kiên… của người Thuỷ Chân Lạp (Miên) trước đây.
Với những sắc tộc thiểu số miền thượng du Bắc Bộ cũng có những họ nổi bật trong cộng đồng Việt Nam từ lâu như là họ Nùng, họ Nông, họ Lại, họ Woòng, họ Dềnh( Dình) và ở ở miền Cao Nguyên Tây Trung Bộ.
Đối với một số sắc tộc theo phụ hệ (số đông vẫn theo mẫu hệ và không có họ chỉ có tên mà thôi) như sác tộc Ê đê, M`Nông Bản Đôn ở vùng Buôn Ma Thuột, Đắc Lắc thì có những họ lớn (chia ra nhiều chi phái) như: H`Mok, Kbuôr, Enoul, Dham Niê, Duôn Du, Ê ban, Kpă, Ksor, Knul (họ của người M`Nông Bản Đôn, ở vùng Ba Biên Giới Việt – Cămpuchia – Lào, có liên hệ huyết thống hoàng Nam Lào xưa…))
Nội dung và hình ảnh trong bài tham khảo nguồn internet.
Gia Phả Đại Việt giúp các dòng họ lập phả hay lập gia phả, lập tộc phả
Các thẻ liên quan: dân tộc, Gia phả
Recent Comments