Trùng tù (sửa chữa lại): tức là trên cơ sở từ đường có sẵn do đời cha ông kiến tạo, qua nhiều năm bị dột nát, mối mọi hư hỏng một phần, nay chủ trương con chúa tu bổ sửa chữa lại.

 Phục chế: cũng là sửa chữa nhưng đòi hỏi phải sửa chữa y nguyên như dạng ban đầu, kể cả những đường nét chạm trổ, khắc vẽ trên mái trên cột, chấn song, bức bàn… kể cả tế khí hay hoành phi, câu đối… nên việc phục chế cầu kỳ hơn nhiều so với trùng tu.

Từ đường là chốn tâm linh của một dòng họ; là điểm tựa tinh thần, tạo phúc lành cho con cháu mai sau.
Từ đường là chốn tâm linh của một dòng họ; là điểm tựa tinh thần, tạo phúc lành cho con cháu mai sau.

 Tái thiết: nhà thờ cũ do lụt bão, hoả hoạn hay chiến tranh phá hoại đã bị hư hỏng hoàn toàn, nay con cháu theo quy mô cũ xây dụng lại trên nền đất cũ hoặc chuyển sang một địa điệm khác. Hoặc xê dịch khác hướng và khác quy mô trước.

Tôn tạo: Nhà thờ đã có sẵn, nay kết hợp sửa chữa và nâng cấp để được khang trang hơn, bề thế hơn, diện tích so với trước có thể lớn hơn, cũng có trường hợp nhỏ hơn, hẹp hơn, nhưng khang trang hơn.

 Nói chung các dòng họ đều đã có nhà thờ tổ, hoặc đền tế tổ. Nhà thờ thời trước hấu hết làm bằng gỗ lợp ngói hoặc lợp tranh, trải qua nhiều năm tháng, bị hư hỏng dột nát phải trùng tu tái thiết, ít có trường hợp xây nhà thờ mới. Riêng bàn thờ gia tiên thì không ngừng phát triển trong các đại gia đình.

Việc trùng tu phục chế, tôn tạo tương đối đơn giản vì xây dựng trên nền đất cũ, theo hướng đặt sẵn từ xưa. Quy mô kiểu cách không bị xáo trộn, riêng việc tái thiết trên nền đất mới hoặc trong trường hợp đặc biệt xây nhà thờ mới còn cần phải xem nhà thờ toạ lạc trên đất nào?

Hướng phương có hợp không? Giải pháp hữu hiệu nhất là xin ý kiến tập thể các bậc thúc phụ, hễ bề trên nhất trí tán đồng thì con cháu sẽ tuân theo. Trong việc họ, ban điều hành nên lưu ý trên thuận thì dưới hoàm thuận dương thì thoả âm.

            Việc tôn tạo mộ tổ và dời mộ tổ

Việc tôn tạo mộ tổ thuộc tâm linh chung của con cháu đối với tổ tiên, dễ được đông đảo bàn con trong họ tám đòng nhưng tôn tạo đến mức độ nào? Quy mô lơn bé ra sao? Có nên dời mộ hay không? Nếu dời mộ thì đất đai phương hướng, thời gian ra sao? Đó là những vấn đề đang gay tranh luận trong các dòng họ.

            Tôn tạo mộ tổ đến mức nào?

Nếu như có một số gia đình nào đó trong họ làm ăn thịnh đạt, họ nghĩ rằng sở dĩ ăn nên làm ra, mở mày mở mặt với thiên hạ là nhờ có ngôi mộ ông tổ đời 4, đời 5, đời 6… phát phúc. Được tổ tiển phù hộ độ trì nên con cháu phải đền ơn trả nghĩa, xây ngôi mộ vị đó thật to, to hơn cả mộ thuỷ tổ, hoắc các tiên tổ đời cao, hoặc các vị có học vị chức tước cao trong họ.

Xây xong thoả tâm linh, con cháu vui vẻ, phấn khơi, nhưng người các chi khác hoặc các họ khắc trong vùng lại khích bác cho rằng “chúng cậy thế có tiền, xay nhà con lớn hơn nhà cha”.

Từ đó bình phẩm đến tư cách, tác phong, đức hạnh, phẩm chất, cả những điều hoạ phục, rủi may xảy đến dối với từng người…

Quy mô tôn tạo

Thời xưa có những ngôi mộ chiếm diện tích rộng bằng cả khu vườn, chẳng ai có ý kiến gì, vì theo chế độ tư hữu ruộng đất. Ngày nay, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, kể cả trên sườn đồi, bãi cỏ hoang cũng không ai được quyền chiếm dụng ruộng đất quá mức quy định của chính quyền địa phương.

Ngày nay, ta không có lệ cấm đoán, nhưng dòng họ noà cũng còn có các cụ cao tuổi hiểu biết lễ nghi, phong tục. các cụ khuyên răn con cháu tuân thủ đúng theo điển lễ xưa, nghĩ rằng. tiên linh ta khi còn sống, ra đình họp làng xã rất khiêm tốn, bao giờ cũng ngồi đúng hàng chiếu quy định của mình. Không bao giờ leo trèo, bắc bậc. Nay ta thành kính thờ cúng tổ tiên càng phải tôn trọng phong cách tốt đẹp của tổ tiên.

Việc dời mộ tổ

Dời mộ tổ tiên liên quan đến nhiều người, nhiều gia đình trong họ lớn bé, nên rất phúc tạp. có những gia đình đang làm ăn thịnh vượng, bỗng có sự rủi ro không giải thích nổi nguyên nhân do đâu? Có những cụ già đã mãn chiều xế bóng, theo quy luật tự nhiên: sinh, lão, bệnh, tử là lẽ thường, nhưng tất cả đều đổ lỗi cho việc dời mộ tổ sai huyệt, sai hướng, sai ngày….

Vì vậy chỉ trong trường hợp rất cần dời mới nên dời. ví dụ như, mộ ở chỗ cũ bị sụt lở, bị đào bới, vướng vào công trình xây dựng, giao thông, thuỷ lợi, đê điều, hoặc năm giữa cánh đồng thuộc quy hoạch cải tạo đồng ruộng của địa phương, hoặc vướng vào chỗ đất trũng, uế tạp…. hoặc con cháu đồng lực, đồng tâm dời vào nghĩa trang chung uy nghi hơn, khang trang hơn.

Khi toàn chi họ tất cả mọi người đều thống nhất chủ trương dời, mới bàn đến chọn đất, chọn hướng, chọn ngày. Chọn là để biểu hiện sự tôn kính, cẩn trọng, không tuy tiện, nhưng đừng quá câu nệ, mù quáng tin theo những lời xằng bậy,”lắm thầy nhiều mà”. Về đất đai, phương hướng Nếu đưa vào nghĩa trang chung thì phải tuân theo phương hướng chung, vị trí quy định thưo ngôi thứ đã dành sẵn.

Nhà Từ đường - Nét đẹp trong truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam
Nhà Từ đường – Nét đẹp trong truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam

Còn việc chọn tháng chọn ngày, nếu có xem cũng chỉ nên xem hợp với người chủ sự mà thôi. Theo tâm linh của dân ta thì mồ mả là rất thiêng liêng, tôn quý nhất.

Thành ngữ Việt Nam có câu “giữ như giữ mả tổ” có nghĩa là trên đời này không có vật gì quý hoá hơn mả tổ, nên phải bảo vệ hết sức cẩn thận. không những mộ tổ mình được tôn trọng bảo vệ, mà cả mộ kẻ khác, không kể sang, hèn, giàu, nghèo, chết già hay chết trẻ, mới mất hay đã lâu đời, có thể đáy mồ chỉ còn nắm đất đen, con cháu hàng năm tảo mộ hay vô thừa nhận, theo tâm linh của dân tộc, không ai dám xâm phạm. ai cố ý xâm phạm là thất đức, sẽ di hoạ về sau cho con cháu.

Vì theo câu tục ngữ: “chết trước được mồ mả” nên có người chưa chết cũng phải nhận phần bằng cách đắp mộ giả hoặc xây sinh phần (tức là xây mộ khi còn sống).

Từ Đường – Không gian thờ cúng tổ tiên truyền thống
Từ Đường – Không gian thờ cúng tổ tiên truyền thống

Theo phong tục truyền thống xưa kia, khi sống, đi làm quan, đi dạy học, hay dù có đi làm ăn buôn bán ở xa, thì khi chết cũng đưa về quê cha đất tổ, nếu quê xa không kịp đưa về thì ký táng nơi mất, đến khi cải táng cũng chuyển về mai táng tại quê nhà. Người đàn bà lấy chồng thì theo chồng, sinh cơ lập nghiệp ở chỗ khác, cho du khi còn sống chưa về quê chồng lần nào, sau khi chết vẫn đem về an táng tại quê chồng.

Gia phả họ nào cũng rất chú trọng đến mục ngày giỗ và mồ mả các tiên linh. Phần mộ và gia phả có liên quan chặn chẽ với nhau, vì ngày trước các họ khiêng không ghi tên huý của tiền nhân vào mộ chí mà chỉ ghi vị hiệu, có trường hợp không đặt mộ chí, hoặc mộ chí chôn ngầm trước mộ dưới mặt đất, vì thé muốn biết mộ ai thì phải xem gia phả.

Do đó có tình trạng một số họ mất gia phả mất luôn cả mộ tổ, chỉ còn một số lưu truyền lại được nhờ trí nhớ của các vị thúc phụ hàng năm đi tảo mộ, nhưng cũng có trường hợp lẫn lộn.

Gia Phả Đại Việt giúp các dòng họ lập phả hay lập gia phả, lập tộc phả

Phần mềm quản lý gia phả

Các thẻ liên quan: nhà thờ, phanmemgiapha, Tu duong