Hương hỏa là một phong tục quan trong trong đời sống văn hóa tâm linh của người VIệt, trong đó có nhiều hoạt động như Ma Chay, Mừng Thọ…

  1. THƯỢNG THỌ

Thời xưa, tuổi thọ của con người còn ngắn, đến 50 tuổi đã là thọ, nên đến 50 tuổi đã tổ chức mừng thọ. Ban đầu những tuổi 50, 60, 70 được coi là những mốc quan trọng trong cuộc đời con người, người sống đến tuổi này, là đã vượt đến mốc “thọ”, để trải qua những mốc này dễ dàng, người xưa tổ chức lễ mừng thọ.

Mừng thọ là một trong những hoạt dộng tâm linh trong truyền thống Hương Hỏa của Việt Nam
Mừng thọ là một trong những hoạt dộng tâm linh trong truyền thống Hương Hỏa của Việt Nam

Theo thạc sỹ Nguyễn Mạnh Linh, lễ không phải tổ chức đúng tuổi 50, 60… mà tổ chức trước một năm, bởi quan niệm xưa cho rằng “thịnh tất suy”, “cùng tất phản”, “thập toàn là đủ, đủ là hao tổn”,… siis 10 là số tròn, đầy đủ, lên tới cực điểm, tổ chức vào đúng tuổi như vậy có nghĩa là đã hết thọ, rất không may.

Tổ chức trước một năm sẽ có nghĩa là tuổi thọ kéo dài mãi mãi. Ngoài ra chính lại số con số may mắn, chín (cửu) đồng âm với “lâu dài”, có nghĩa là trường thọ, rất thích hợp cho kỉ niệm, ăn mừng.

Tổ chức mừng thọ vào năm “9” còn chia ra “9 thực” ;à 59,69 và “9 ảo” là tổng số năm bằng 9 như là 63,72,81 nhưng những năm “9 thực” là tổ chức mừng thọ, còn những năm “9 ảo” là mời sư thầy về niệm kinh, để cầu bình an.

Hôm ăn mừng, làm lễ gà xôi, hoặc lợn bò, đem ra đình lễ thánh, tạ ơn thánh thần đã phù hộ cho cha mẹ được sống lâu.

  • THẦN HOÀNG

Người nào làm quan từ tam, tứ phẩm trở lên thì nhà vua ban sắc phong tặng cho cha mẹ, ông bà, cự kị, tuỳ theo phẩm tước của mình: như nhất phẩm thì được phong tặng tam đại, nhị phẩm thì được phong tặng nhị đại, tam tứ phẩm được phong tặng nhất đại.

Sắc của vua ban, đại để kể công trạng chức tước của người làm quan, rồi suy ân ra mà truy phong đến tiền đại. Phong về làng nào, dân làng ấy phải rước sắc về nhà chủ, rồi nhà chủ chọn ngày lành tháng tốt làm lễ cáo gia miếu.

Trước hết sao bản sắc của vưa ra một tờ giấy vàng, cũng y như bản sắc chính. Hải bản ấy đựng vào một cái mâm, đặt trên hương án, trên bàn thờ bày đủ đồ tế tự, người chủ đốt hương vào lễ, rồi tuyên đọc một bài văn kể duyên do tổ khoả được phong tặngm và được phong chức gì. Đoạn rồi tuyên dodcj đến bản sắc. xong thì đốt bản sao mà để bản nguyên lại thờ, cho nên gọi là Thần Hoàng (đốt tờ sắc vàng).

Tế lễ xong thì khoản đãi khách khứa, cũng như các việc ăn mừng.

Xét cái điểm phong tặng này, chủ ý triều đình thì cốt để khuyên người làm con có tài có đức thì tổ tiên cũng được gội nhuần mưa móc triều đình. Vậy thì mình hay bao nhiêu, cha ông mình lại được vinh hiển bấy nhiêu, mà nhớ đến công đức cha ông thì lại nên nhớ đến ơn vua, ơn nước càng nên hết lòng mà báo đáp ơn sâu.

  • TANG MA

Khi mới mất: Nhà nào có ông già bà cả gần mất, con cái vực đến chỗ chính tẩm, hỏi han xem người giối giăng những gì, rồi đặt tên hiệu cho người biết, dùng nước trầm hương lau sạch sẽ, thay đổi quần áo tươm tất. khi tắt hơi rồi, lấy chiếc đũa, để ngang hàm, bỏ một vốc gạo và bà đồng tiền vào miệng. Nhà phú quý thì dùng ba miếng vàng sống, chín hạt châu trai, gọi là ngậm hàm.

Sau đó trải chiếu xuống đất, đưa người xuống một lát (lấy nghĩa người ta bởi đất sinh ra thì chết lại về đất), rồi lại đem lên giường. Người con cầm cái áo của người mất mới thay, trèo lên mái nhà hú vía ba tiếng, có ý còn mong cho người sống lại, rồi lấy áo ấy phủ lên thây.

Khâm liệm: Nhà giàu dùng vóc nhiễu tơ lụa, nhà thường dùng vải trắng, may làm đại liệm, tiểu liệm, (đại liệm một mảnh dọc, năm mảnh ngang, tiểu liệm là một mảnh dọc, ba mảnh ngang) để khâm liệm, rồi nhập quan.

Tục ta phần nhiều người tin theo thầy phù thuỷ, trong quan tài thường có mảnh ván đục sao Bắc đẩu thất tinh. Trước khi nhập quan phải chọn gờ tránh tuổi rồi dùng bùa nọ, bùa kia, dán ở trong, ngoài quan tài. Có người cho là chết phải giờ xấu thì lại bỏ cỗ bài tổ tôm, hoặc quyển lịch Trung Quốc, hoặc quyển lịch ta (nhất là quyển lịch có dấu bộ đóng thì càng hay), hoặc tàu là gồi, để trấn áp ma quỷ.

Đâu đấy sơn gắn quan tài cho kỹ càng, đặt chính gian giữa, hoặc nhà còn người tôn hơn thì đặt gian cạnh. Nhà nào muốn để lâu một vài tháng thì quan lại để trong nhà, hoặc đem ra vườn mà phủ cát lên.

Mấy hôm mới nhập quan, con cháu còn được phép cưới, gọi là cưới chạy tang.

Thành phục: Được vài ba hôm, công việc lo liệu đâu đấy thì làm lễ thành phục. Trước bàn thờ bày linh sàng linh toạ, đặt hồn bạch  (hồn bạch là lấy lụa đắp vào khi người gần mất, rồi kết lại có đầu, có tay, có chân như hình người). ở ngoài thì bà hương án bàn độc và đồ cúng cấp. Con cháu mặc đồ tang phục, xoã tóc, theo thứ tự đứng sắp hàng ra sân mà khóc lóc. Nhà phú quý có tế, nhà thường dân hay mượn phù thuỷ cúng đỡ cho.

Tang phục: Con trai, con gái, con dâu, đội khăn sô, mũ chuối, mặc áo sô, ngoài quàng sợi chuối, thắt lưng day bằng chạc. Cháu nội thì đội mũ mấn, khăn trắng, mặc áo thụng trắng, thân thuộc cũng mặc đồ trắng cả.

Chiêu tịch diện: Tế thành phục rồi thì mỗi ngày buổi sớm,buổi chiều cúng cơm, gọi là chiêu tịch diện. Lê chiêu tịch diện như thờ khi người còn sống. Buổi sáng con cháu bưng chậu nước, khăn mặt, cau trầu vào chỗ giường nằm, khóc ba tiếng rồi rước hồn bạch ra chỗ linh toạ, mới dâng cúng. Buổi tối dâng cúng xong, lại rước vào chỗ linh sàng, buông màn đắp chăn rồi mới ra.

Lễ ấy, nhà đại gia mới dùng, nhà thường thì chỉ cúng ở chỗ linh toạ mà thôi.

Thổi kèn giải: Trong những đêm ma còn quàn ở trong nhà, có nhà mỗi tối mời phường hát âm gảy đàn thổi sáo và có phường tang nhạc thổi kèn, đánh trống. Con cháu, mỗi người thổi một câu khóc ông bà cha mẹ rồi thưởng tiền cho họ. Nhà nào không có kèn giải thì không vui.

Chuyển cữu: Trước hôm cất mà, hoặc ban đêm, hoặc buổi sớm, làm lễ chuyển cữu, nghĩa là xoay quan tài. Nguyên lễ có rước quan tài sang chầu tổ miếu, nhưng nhà chật hetpj không mấy người rước quan tài, chỉ có rước hồn bạch, nhà đại gia thì phong áo mũ đại trào rước sang mà thôi. Còn những nhà không có nhà thờ tổ riêng thì chỉ xoay quan tài đi một vòng rồi lại đặt ở đấy.

Phát dẫn: hôm cất mà gọi là ngày phát dẫn. hôm ấy con cháu anh em và người quen biết đều đi đưa cả.

Cha mẹ mất thì con trai chống gậy tre, mẹ mất thì chống gậy vong. Con trai noà mất trước rồi thì con trai người ấy phải chống thay cho cha, hoặc con nào đi vắng thì trèo cái gậy ấy ở đầu đòn đại dự. Nếu không có con trai thì ai vào ăn thừa tự phải chống gậy. con gái con dâu thì lăn đường cho cha mẹ mới là con có hiếu.

Người thân thích một vài người đi kèm chỗ linh cữu gọi là đi hộ tang.

Còn người đi đưa hết thảy gọi là tống tang.

Viếng mộ đắp mộ: trong ba ngày sau khi mới chôn, mỗi buổi chiều con cái đem cơi giầu đến chỗ mả khóc lóc, gọi là viếng mộ. tục ta thường để đến hôm ba ngày mới sửa sang lại mộ cho tốt đẹp, hoặc làm nhà mộ. Thường dân thì hay mượn thầy phù thuỷ yểm bùa ở mả, hoặc dùng ga trắng, hoặc dùng chó đen để cúng thổ thần, hoặc dùng lươn, cá chép, ốc, mỏ quạ để yểm bùa, cho rằng làm như thế thì trừ được hung thần, kẻo nó quấy nhiễu người mới chết.

Từ đó trở đi, ngày nào cũng cúng cơm hai buổi và phải khóc lóc.

  • CÁCH LẬP LINH VỊ

Mẫu này có thể khắc trên gỗ dổi, vàng tâm, mít, gõ,… hoặc dán giấy màu vàng, mầu đỏ, nếu thờ gia tiên chưa hết tang thì dùng giấy màu xanh, màu trắng.

Nội dung:

Hiển: Khảo (cha), tỷ (mẹ), tổ khảo (ông), tổ tỷ (bà), tằng tổ hoặc tỷ (cụ). cao tổ khảo hoặc tỷ: kỵ (can). Tiên tổ khảo hoặc tỷ: bậc trên kỵ (can) tại nhà thờ tổ.

Tiền tước: Đậu đạt, chức vụ địa vị và tước phong khi còn sống.

Hưởng thọ: Lục, thất, bát hoặc cửu tuần (60,70,80 hoặc 90).

Tên huý: Tên chính

Tên thuỵ: Người có chức tước được triều đình ban Tên Thuỵ.

Tên hiệu: tên kèm đặt khi chết, hoặc biệt hiệu khi còn sống.

Tên tự: tên chữ tự đặt khi học hành sau khi đậu đạt.

Nếu là tỷ (mẹ, bà hoặc cụ bà) thì tiền tước ghi theo tiền tước của cha, ông hoặc cụ ông, tiếp sau đó ghi Lê, Nguyễn, Trần, Phạm,… công chính thất, kế thất…. thị hạng nhất, nhì, tam,… cuối cùng đề phu nhân hoặc chữ nhân linh vị.

Nếu không có chức tước địa vị gì thì đề 2 chữ cuối “Chân linh”

 Theo phong tục: tổng số chữ phải chia hết cho 4, hoặc chia 4 dư 3, kiêng dư 1 dư 2 (quỷ, cốc, linh, thính; đếm từ đầu đến chữ cuối không trùng với chữ quỷ và cốc).

  • NGÀY BỎ LINH VỊ

Khi có người mất có thể lập linh vị ngày, nhưng khi bỏ linh vị cần chọn ngàym người xưa chọn theo tháng Âm chứ không phải tháng tiết khí, trong đó tháng đủ mùng 1 đếm từ “phụ” ngược chiều kim đồng hồ, tháng thiếu mùng 1 đếm từ “Mẫu” thuận chiều kiem đồng hồ. đếm các chữ “Vong” là ngày tốt có thể bỏ linh vị.

Capture123 Gia phả Đại Việt - Dịch vụ gia phả trọn gói Gia phả Đại Việt
8 PHONG TỤC XƯA VỀ HƯƠNG HOẢ, MA CHAY 1 Gia phả Đại Việt - Dịch vụ gia phả trọn gói
  • CÚNG CƠM 100 NGÀY

Trước bữa ăn người thân hay dâng lên bàn thờ một bát cơm, một vài món ăn bình thường, nhà ăn thứ gì cúng thứ đây, cầu kỳ thì làm thêm món người mất ngày thường thích ăn. Thắp hương xong, dựng đôi đũa vào giữa bát cơm. Khấn vái xong thì rót chén nước.

Có nơi chỉ cúng 49 ngày (lễ chung thất). theo thuyết của Phật giáo: qua 7 lần phán xét, mỗi lần 7 ngày đi qua một điện ở âm ty; sau 49 ngày vong hồn siêu thoát. Có nơi cúng hết 100 ngày (tức lễ tốt khốc nghĩa là thôi khóc). Theo giải thích người xưa thì thời gian này âm hồn vẫn còn phảng phất huẩn quẩn trong nhà chưa đi xa.

Về chọn ngày: Hai ngày lễ này làm đúng ngày, không phải chọn

Về tính chất quan trọng: do ngày nay phân tán mỗi người một nơi, một năm chỉ có điều kiện tụ hội một hai lần nhân ngày lễ trọng đại của gia đinh, hya đièu kiện có hạn không thể rải ra nhiều lần, nên phải tập trưng vào lễ chính.

Lễ giỗ thì phong tục các nơi nói chung đề lấy giỗ cha mẹ là chính, còn lễ tang thì mỗi nơi một khác. Có nơi chú trọng lễ 49 ngày, có nơi chú trọng 100 ngày, có nơi lại chỉ chú trọng 3 ngày, bởi lẽ trong khi gia bối rối, việc thù đáp đối với thân bằng cố hữu và những người đến hộ tang có thể còn nhiều khiếm khuyết nên lấy lễ 3 ngày làm lễ trọng.

  • TRÙNG TANG

Trùng tang có nghĩa là năm sinh của người mất trùng với giờ ngày tháng năm mất, rồi mang đi chôn, người nhà không mặc áo tang, không khóc. Đợi 7 ngày sau mới thông báo cho mọi người và làm tang giả bổ sung.

Trung tang liên táng là người mất phạm ngày giờ, hoặc ngày, hoặc tháng, hoặc năm nhưng trong ngày đó lại có Thiên Quan, Thiên Đức, Thiên Xá, Thiên Phước, Thiên Giải thì khỏi lo.

Thần trùng không phải là loại sau bọ, hay ma quỷ gì, “bắt trùng” hay “nhốt trùng”,…. Chỉ là cách nói quá lên để lừa gạt những ai nhẹ dạ cả tin.

Có nhiều thuyết về cách chọn ngày Trùng tang, dưới đây là thuyết đang khá phổ biến:

Tuổi người chếtNăm chếtTháng chếtNgày chếtGiờ chếtLiệm, chôn, cải, táng kỵ ngày
Thân, Tý, ThìnTỵTỵ(4)TỵTỵ(9 – 11h)Tỵ
Tỵ, Dậu, SửuDầnDần(giêng)DầnDần(3-5h)Dần
Dần, Ngọ, TuấtHợiHợi (10)HợiHợi(21-23h)Hợi
Hợi, Mão, MùithânThân(7)ThânThân (15-17h)thân

Có nghĩa là người tuổi Thân, Tý hay Thìn mà mất vào một trong giờ, ngày, tháng hoặc năm Tỵ là phạm Trùng tang. Khi liệmm chôn cất hay cải táng nên kỵ giờ Tỵ (9 – 11h).

Khi phạm trùng tang, theo người xưam một trong các cách hoà giải la dùng linh phùm viết 4 chữ mực đỏ trên giấy vàng, đặt lên quan tài. Bạn có thể photo phóng to chữ Hán bên dưới.

Tháng giêng , tháng 2, tháng 6, tháng 9, tháng chạp viết “Lục Canh thiên hình”

Tháng 3 viết “Lục Tân thiên đình”

Tháng 4 viết “Lục Nhâm thiên lao”

Tháng 5 viết “Lục Quý thiên ngục”

Tháng 7 viết “Lục Giáp thiên phúc”

Tháng 8 viết “Lục Ất thiên đức”

Tháng 10 viết “Lục Đình thiên uy”

Tháng 11 viết “Lục Đình thiên âm”

  • CẢI TÁNG

Cải táng có nghĩa là bốc mộ, được gọi là Cát táng (Mai tang được gọi là Hung táng). Sau khi mất được chừng ba hay bốn năm thì người nhà lo việc cải táng. Thi thể trong quan tài để lâu sợ mục nát tới hài cốt nên được di tang nơi khác cho được vững bền.

Trước khi cải táng phải lựa này tốt, sửa soạn các đồ tế lễm rồi Gia chủ làm lễ từ đường để xin cất mộ, sau đấy các đồ dùng được đem ra ngoài mồ mả và mướn người đào.

Cần đào vào sáng sớmm nếu ban ngày pahir có một chiếc chiếu che kín ở trên để tránh ánh sáng mặt trời chiếu vào hài cốt sẽ bị hu nát. Để sãn 1 chiếu tiểu sành 4 phía đều có lỗ tròn nhỏ gần đáy để thoát nước. trong tiểu sành có lót 1 tấm giấy tráng kim và 1 tấm lựa lớn hoặc vảim một nửa để trong tiểu còn một nữa để sau bọc xương cho kín. Khi  mở lắp quan tài cần tìm các xương cho đầy đủ, nhất là các đốt xương ngón tay, ngón chân rất ngắn đã may túi bọc khi niệm xác.

Xương được xắp có thứ lớp, tuy tiểu ngắn và nhỏm nhưng xuong được gác lên nhau đều đặn, khi xếp đặt ngay ngắn rồi, tưới nước vàng vào rưa bằng nước thơm, rồi phủ lớp lụa hay vải từ trên đầu đến phía chân cho kín, lại tự hai bên mép úp qua cho được chẩn thận; đập nắp tiểu lại cho thật kỹ vì nắp tiểu đã có sẵn gờ mép không bật ra được.

Trước khi bốc mộ thì đã tính toán chỗm nên tiểu được di chuyển tới nới đó để táng. Táng xong sửa lễ tạ Thổ thần tại nơi đó. Cải táng cũng quan trọng nên con cháu để tang ít nhất 3 tháng. Khi về nhà cũng làm lễ cũng cơm rồi mời người thân tới dự.

Ngày cải táng tính theo “Cốt kinh” như sau:

Tháng giêngTháng 2Tháng 3Tháng 4Tháng 5Tháng 6Tháng 7Tháng 8Tháng 9Tháng 10Tháng 11Tháng 12
SátKhaiBầnCảiSátSátSátKhaiĐạiKhaiKhaikhai
TrưởngCátCùngCátTrưởngNhânNhânCátHungCátCátcát

Trong đó, tháng giêng cải táng con trưởng bị ảnh hưởng, tháng 2 lập mộ rất tốt, tháng 3 sẽ bị bần cùng, tháng 4 cải táng rất tốt,….

  • HƯỚNG ĐẦU QUAN TÀI

Đầu quan tài nên đặt theo đúng hướng sau:

Năm sinhHướng kỵ
Dần, Ngọ, TuấnDần, Mão, Thìn
Thân, Tý, ThìnThân, Dậu, Tuấn
Tỵ, Dậu, SửuTỵ, Ngọ, Mùi
Hợi, Mão, MùiHợi, Tý, Sửu

Có nghĩa là người sinh năm Dần -Ngọ -Tuất, khi mất đầu quan tài không nên hơngs về ba phía Dần – Mão – Thìn.

  1. NGÀY NHẬP MỘ

Là tính ngày chôn. Khi tình ngày nhập mộ phải tính sao cho tứ trụ đều rơi vào “nhập mộ”.

Picture1 Gia phả Đại Việt - Dịch vụ gia phả trọn gói Gia phả Đại Việt
8 PHONG TỤC XƯA VỀ HƯƠNG HOẢ, MA CHAY 2 Gia phả Đại Việt - Dịch vụ gia phả trọn gói

Nam nữ khỏi từ Dần, nam đếm thuận, nữ đếm ngược. Mỗi năm đếm 1 ô, đếm hết năm thì đến tháng hết tháng đến ngày, hết ngày thì đến giờ. Gặp Thìn Tuất Sửu Mùi là nhập mộ tốt, gặp Dần Thân Tỵ Hợi là trùng tang, gặp Tý Ngọ Mão Dậu là Thiên di. Gặp trùng tang hay thiên di cần dổi ngày hay giờ chôn hay hạ huyệt

Ví dụ nam 51 tuổi, chôn vào giờ Tỵ mùng 9 tháng 3.

Cách tính như sau: 51 tuổi đếm thuận 10 tuổi từ Dần, 51 tuổi sẽ đến Mùi, đếm tính tháng giêng từ Thân, giờ Tỵ sẽ đến Sửu. cả 4 vị trị đều nhập mộ là tốt.

Cuốn “dịch học tạp dụng” đã áp dụng nhầm vào cách tính “trùng tang – là cách tính ngày mất, và khi lấy ví dụ cũng khởi nhầm từ Mão”

Gia Phả Đại Việt giúp các dòng họ lập phả hay lập gia phả, lập tộc phả. Bên cạnh đó Phần mềm quản lý gia phả cũng là một sản phẩm dễ sử dụng.

Các thẻ liên quan: giaphadaiviet, phong tuc xưa về hương hoả, Quản lý gia phả