Đề cập thời Gia Phả, Tộc Phả, sự phụng thờ tổ tiên, tất nhiên phải nói tới chỗ thờ tổ tông, ông bà, cha mẹ. Nhà thờ và bàn thờ là nơi chốn trang nghiêm chẵng những để làm giỗ kỵ mà còn là chỗ giữ gìn, cất kỹ các phả.

      Vậy thì ta cũng cần nói đến và biết tới.

      Xưa kia, ở mỗi gia đình Việt Nam, cho dầu rằng người ta theo đạo Phật, đảo Khổng, đạo Lão, ai cũng tin ở sự bất diệt của linh hồn, lấy việc thờ phụng tổ tiên làm điều hiếu nghĩa. Nơi quan trọng nhất nhà đều có bàn thờ gia tiên ở chính giữa.

      Ngày nay, ở mọi nơi, cho dầu rằng là thôn quê hay tỉnh thành các gia đình đều có bàn thờ gia tiên, tuy rằng vì hoàn cảnh sống khó khăn, chật chội, bàn thờ có sơ sài hơn, thậm chí chỉ là một cái trang nhỏ, là một mảnh ván kê đóng vào tường vách để thờ tổ tiên. Khá hơn một chút là cái bànm cái tủ thường dúng biến thành bàn thờ và tủ thờ.

      Hình thức có thay đổi nhiều nhưng tấm lòng của con cháu đối với các bậc ông bà, cha mẹ vẫn một lòng cung kính, hiếu thảo và biết ơn.

      Bàn thờ chính trong mỗi gia đình Việt Nam phải là bàn thờ tổ tiên, tuy vậy, trong việc thờ cúng tổ tiên ta phải phân biệt nhà thờ họ (nhà thờ chánh tông) và nhà thờ của từng gia đình. Trước nhất, ta nói tới nhà thờ. Có ba loại nhà thờ:

  1. Nhà thờ Tông họ, có khi lớn trở thành Tổ đình
  2. Nhà thờ Tông chi, có nơi còn gọi là Tổ miếu.
  3. Nhà thờ riêng của gia định.

TỔ ĐÌNH

Nhà thờ và bàn thờ là nơi chốn trang nghiêm chẵng những để làm giỗ kỵ mà còn là chỗ giữ gìn, cất kỹ các phả.
Tổ đình Linh Quang – Ngôi chùa đầu tiên của Phật giáo Lâm Đồng

Ở những địa phương cố cựu như tại Miền Bắc, một số làng đã được hình thành từ hơn ngàn năm qua do một họ dựng nên và lưu truyền. dân làng là người chung một huyết thống, một họ và cùng một tổ. Cho nên, Tổ họ cũng là Tổ của làng. Nơi thờ phụng Tổ trở thành đình làng gọi Tổ Đình.

            Trong Nam, tại những vùng khai phá vào nhiều thế kỷ trước cũng có những làng xây dựng nên từ họ tiên phong cho nên ngày nay cũng có Tổ Đình trong làng là nơi cúng giỗ hàng năm rất trọng. Đối với một số họ theo Phận Giáo, Tổ Đình còn có thể biến thành chùa để thờ cả Phật, cho nên vai nơi con được gọi là Chùa Tổ Đình. Cũng có thể, Chùa Tổ Đình này thờ vị Tổ sáng lập là một vị sư tu hành lâu năm xưa kia ở tại địa phương hoặc là người khai sáng ra một ngày phái của đạo Phật. Tổ Đình cũng còn được thờ một vị quan lớn xuất thân tại địa phương hay đáo nhậm, lưu trú tại địa phương gầy dụng công đức lớn.

TỔ MIẾU

mieu Gia phả Đại Việt - Dịch vụ gia phả trọn gói Gia phả Đại Việt
Tổ miếu Hùng Vương

Là nơi thờ Tổ một phân chi. Tổ miếu về sau, qua nhiều đời được trùng tu làm lớn hơn, trở thành Tổ Đình. Một làng thịnh, đông dân cùng họ có thể có được hai hoặc ba Tổ miếu.

            Cũng như Tổ Đình, Tổ Miếu được xây dụng tại những điểu quan trọng trong làng, thuận lợi cho con cháu trong phân chi lui tới cúng bái, giỗ kỵ. Cách sắp xếp các bàn thờ trong Tổ Miếu như trong Tổ Đình nhưng có phần ít về số lượng bàn thờ, vật thờ và vẻ uy nghiêm.

            Nhà thờ riêng của phân chi này còn được gọi là “Bổn (hay bản) Chi từ đường”.

001 59 Gia phả Đại Việt - Dịch vụ gia phả trọn gói Gia phả Đại Việt
Ban thờ hiện đại

            Toan Ánh có mô tả:

            “Nhiều họ to chia ra làm nhiều chi, và mỗi chi lại đông con cháu. Các chi này ngoài việc tham dự ngày giỗ tổ toàn họ, còn có ngày giỗ tổ riêng của chi họ, và như vậy các chi đều có nhà thờ riêng gọi là “Bản chi từ đương””.

            Có dịp đi về đồng ruộng, nhiều khi vào một nhà nào, ta có thể thấy trên bàn thờ một bức hoành phi mang mấy chữ nói rõ đó là Từ đường của chi họ nào, thí dụ như Ngô Tộc bản chi từ đường, lẽ tất nhiên chữ họ ghi trên hoành phi thay đổi theo từng họ.

            Từ đường tức là nhà thờ và đây tức là bàn thờ của chi họ. trên bàn thờ này có bài vị của ông Tổ chi họ gọi là Thần chủ bản chi. Thần chủ này cũng như thần chủ của Thuỷ tổ họ sẽ để mãi mãi.

            Người trong chi họ gom góp nhau để sửa sang nhà thờ chi, trang hoàng bàn thờ chi cũng như gom góp vào việc sửa sang và trang hoàng nhà thờ, bàn thờ chung của họ.

            Nhiều họ và chị họ có dành riêng những ruộng để lấy hoa lợi cũng giỗ. Ruồng này là Kỵ điền. Những ruộng này có thể là của hương hoả của Tổ tông để lại, có thể là ruộng của họ hàng chung tậu và cũng có thể là của một người trong họ cúng để lấy hoa lợi chi và việc tế tự.

            Có họ có những người con gái đi lấy chồng, không có con, cúng tiền cúng ruộng về họ mình. Họ nhận những ruộng ấy làm ruộng kỵ, rồi khi người con gái chết được thờ tại nhà thờ họ, và ngày giỗ người con gái này do họ sẽ cúng. Ngày giỗ đó là Giỗ Hậu Họ.

Gia Phả Đại Việt giúp các dòng họ lập phả hay lập gia phả, lập tộc phả. Bên cạnh đó Phần mềm quản lý gia phả cũng là một sản phẩm dễ sử dụng.Các thẻ liên quan: giaphadaivietphong tuc xưa về hương hoảQuản lý gia phả

Phần mềm Gia Phả Đại Việt