Phần tóm lược trên đủ để nhận thức được về sự vận động theo Ngũ hành. Trong đó giai đoạn này nối tiếp giai đoạn kia. Không thể dùng ý chí chủ quan mà đi tắt, mà đốt cháy lịch sử, đặc biệt muốn cho sự phát triển của HOẢ được bền vững thì luôn luôn phải tích KIM. Tích KIM là cơ sở quan trong bậc nhất cho mọi sự phát triển, và cũng là điểm khởi đầu của mọi sự phát triển, Không có một sự vận động nào trong vũ trụ đi ra ngoài năm bước vận động Ngũ hành được.
Tích Kim là điểm khởi đầu của vòng phát triển. Thu vào (Kim), tản ra (Thủy) và sinh mới (Mộc) là ba giai đoạn phát triển đi lên. Hỏa là sự hoàn thiện. hiểu quân Tại hành Hỏa có lối rẽ, hoặc là đi vào vòng mới, hoặc là trở lui về tro tàn của hành Thổ. Tích Kim liên tục sẽ tạo nên sự phát triển bền vững. Nhưng trong tro tàn của Thổ cũng sẽ có tích Kim, nhưng thụ động và khó khăn.
Tóm lại lý thuyết Ngũ hành cho chúng ta một cái nhìn động về sự vận động và phát triển. Mọi sự phát triển đều có điểm gốc là tích Kim. Hành Kim tích được càng nhiều, càng bền vững thì các bước phát triển tiếp theo càng bền vững. Đặc biệt khi đã đạt đến trạng thái Hỏa thì nhất định phải tìm kế để tích
Kim các vòng mới. Vì nếu không sẽ lâm vào trạng thái Thổ. Có thể tóm tắt lý thuyết Ngũ hành như sau Tất cả các sự vật trong tự nhiên và xã hội đều vận động theo Ngũ hành, và mọi sự vận động đều bắt đầu từ hành Kim.
- Ngũ hành chỉ là 5 biểu tượng về 5 giai đoạn biển đổi của sự vật. Năm giai đoạn đó gọi là 5 phép biến hóa của tự nhiên. Không có một quá trình vận động nào ra khỏi 5 phép biến đổi ấy.
Phương hướng trong ngũ hành
Hướng phân theo ngũ hành
KIM: Hướng Tây, Tây Bắc
MỘC: Hướng Đông, Đông Nam THỦY: Hướng Bắc
HỎA: Hướng Nam
THỔ: Hướng Đông Bắc, Tây Nam, Tây Bắc, Đông Nam, ở giữa.
Ứng dụng của ngũ hành vào đời sống hàng ngày
Học thuyết Ngũ hành chỉ rõ: Tương sinh, tương khắc có quan hệ không thể tách rời, là hai mặt của một sự vật. Không có sinh thì sự vật không tồn tại và phát triển được. Không có tương khắc thì sự vật không duy trì sự cân bằng và điều hoà trong sự phát triển. Không có tương sinh thì không có tương khắc và ngược lại. Mối quan hệ trong sinh có khắc và trong khắc có sinh, tương phản tương thành dựa vào
nhau để phát triển này đã luôn thúc đẩy sự vật tồn ma tại và phát triển, không ngừng biến hoá. Trong Ngũ Hành không chỉ duy trì mối quan hệ sinh khắc còn xuất hiện sự sinh khắc ngược lại như Thuỷ bị khắc nếu Thuỷ suy mà Hoả vượng. Kim bị khắc ng Kim suy yếu mà Mộc vượng. Mộc bị khắc nếu Mỹ suy yếu mà Thổ vượng. Thổ bị khắc nếu Thổ suy yếu mà Thuỷ vượng. Đó là mối quan hệ rất biện chứng của Ngũ Hành.
Trong việc chọn đất, đặt hướng dựa vào bản mệnh đương số để tính cho phù hợp, tạo vượng khí. Trong việc dùng người, chọn đối tác, ví dụ người sinh năm 192 là năm Nhâm Tí mang Hành Mộc – Dương Liễu Mộc (Gỗ Cây Liễu), người sinh năm 19 là năm Đinh Tỵ Hành Thổ – Sa Trung Thổ (Đất Trong Cát). Hai người này kết hợp với nhau không có lợi do người Nhâm Tí khắc người Đinh Tỵ vì Mộc khắc Thổ, người Đinh Tỵ bị bất lợi.
Ngược lại nếu người Đinh Tỵ kết hợp với người sinh năm 199 là năm Kỷ Mùi – Hành Hoa (Thiên Thượng Hoả) lại rất tốt vì người Kỷ Mùi mệnh Hoả sinh cho bản mệnh của người Đinh Tỵ Hành Thổ. Nếu xét chi tiết hơn thì rất tốt đẹp bởi lẽ Thiên Thượng Hoả như ánh mặt trời toả sáng xuống bãi cát (Sa Trung Thổ) nên rất rực rỡ. Tuy nhiên để xem xét kỹ hai người thực sự có hợp nhau hay không thì ngoài xem mệnh, cần xem hành, cung, thiên can và địa chỉ của năm – tháng – ngày – giờ. Phần chi tiết quan trọng hơn là cái chung tổng thể.
Ví dụ có người mệnh hoặc tuổi xung khắc, nhưng xem tháng sinh, ngày sinh, giờ sinh lại hợp nhau. Nếu trường hợp như vậy thì vẫn có thể kết hợp với nhau được.
Luật tương sinh của thuyết Ngũ Hành, cho ta có thể lựa chọn màu sắc quần áo, đồ trang sức, xe, mầu tường, cho phù hợp với bản mệnh của mình, ví dụ: Gia chủ mệnh Kim nên sử dụng tông màu sáng và những sắc ánh kim vì màu trắng là màu sở hữu của bản mệnh, ngoài ra kết hợp với các tông màu nâu, màu vàng vì đây là những màu sắc sinh vượng 1) (Hoàng Thổ sinh Kim) để luôn đem lại niềm vui, sự ng may mắn cho gia chủ. Tuy nhiên gia chủ phải tránh ngũ những màu sắc kiêng kỵ như màu hồng, màu đỏ, màu tím (Hồng Hoả khắc Kim).
Gia chủ mệnh Thuỷ nên sử dụng tông màu đen, màu xanh biển sẫm, ngoài ra kết hợp với các tông màu trắng và những sắc ánh kim (Màu trắng bạch kim sinh Thuỷ). Gia chủ nên tránh dùng những màu sắc kiêng kỵ như màu vàng đất, màu nâu (Hoàng thổ khắc Thuỷ).
Gia chủ mệnh Mộc nên sử dụng tông màu ngoài ra kết hợp với tông màu đen, màu xanh biển sẫm (nước đen sinh Mộc). Gia chủ nên tránh dùng những tông màu trắng và sắc ánh kim (Màu trắng bạch kim khắc Mộc). xanh
Gia chủ mệnh Hoả nên sử dụng tông màu đỏ màu hồng, màu tím ngoài ra kết hợp với các màu xanh (Thanh mộc sinh Hoả). Gia chủ nên tránh dùng những tông màu đen, màu xanh biển sẫm (nước đen khắc Hoả).
- – Gia chủ mệnh Thổ nên sử dụng tông màu vàng đất, màu nâu, ngoài ra có thể kết hợp với màu hồng màu đỏ, màu tím (Hồng hoả sinh Thổ). Màu xanh là màu sắc kiêng kỵ mà gia chủ nên tránh dùng (Thanh mộc khắc Thổ).
Trong việc đặt tên cho con nếu bản mệnh trong Tứ Trụ thiếu hành nào thì tên phải thuộc hành đó để bổ trợ cho mệnh đứa trẻ…
Trong thờ cúng, nhất là ngày Tết thường có mâm Ngũ quả có 5 loại. Xuất xứ của mâm ngũ quả có liên quan đến Ngũ hành và “quả” (trái cây) được xem như biểu tượng cho thành quả lao động một năm được kết tinh từ công sức, mồ hôi, nước mắt của con người lao động, kính dâng lên đất trời, thần thánh trong giờ phút linh thiêng của vũ trụ vạn vật sinh tồn.
Tùy từng địa phương với đặc trung về khí hậu, sản vật và quan niệm riêng mà người ta chọn ra các loại quả để thiết kế” mâm ngũ quả và mỗi loại đều có mùi vị, màu sắc riêng và cũng mang những ý nghĩa nhất định.
Ngũ quả trong Nam cũng khác so với ngoài Bắc. Trên mâm ngũ quả ở ngoài Bắc thường có: Bưởi, đào, quýt, chuối, hồng. Có khi người ta thay bưởi 3d bằng phật thủ hoặc lựu Mâm ngũ quả trong Nam vẫn cứ giữ nguyên truyền thống là mãng cầu, sung dừa xiêm, đu đủ, xoài mà các bà thường quan niệm sơ đẳng là “cầu – sung – vừa – đủ – xài”.
Trong việc chọn trang phục, đồ dùng cá nhân như quần áo, giày dép, trang sức, kính mắt,… có tác động đến bản mệnh theo xu hướng tương sinh (tốt) hay khắc chế (xấu). Cụ thể:
- Người mệnh Mộc: Mộc cần được Thuỷ sinh trợ bởi cây cỏ được mưa thuận gió hoà thì phát triển tươi tốt. Bạn nên sử dụng trang phục trang sức nhiều màu đen, tím sẫm. Những hoạ tiết thì mềm mại, có nhiều đường cong. Tóc cũng nên để dài với một cặp kính đen và cặp mắt kính tròn sẽ rất phù hợp. Đôi giày của bạn nên chọn loại có mũi tròn.
- Người mệnh Hỏa: Hoả cần được Mộc sinh trợ bởi
lửa thì cần có củi tiếp thêm năng lượng. Bạn sử dụng gong hay trang phục tươi trẻ, nhiều gam màu xanh với những hoạ tiết kẻ sọc, dài thẳng. Một cặp kính có mắt kính màu xanh là sự lựa chọn của bạn. Mũi già của bạn nên chọn loại mũi hơi dài.
- Người mệnh Thổ: Thổ cần được Hoả sinh, khi lửa đốt cháy thì mọi vật đều trở về đất. Trang phục nên chọn với những gam màu nóng ẩm như đỏ, hồng, da cam. Hoạ tiết nên chọn nhiều hoa văn, hình nhọn. Cặp kính nên chọn màu hồng, đỏ, với hình mắt kính tam giác hoặc tương tự. Đầu tóc nên để ngắn, mái tóc hơi cứng theo phong cách trẻ trung. Bạn dùng giày có mũi giày nhọn hơi hướng lên.
- Người mệnh Kim: Kim cần được Thổ sinh vì đất đai thì kết tinh các chất khoáng sản. Trang phục chọn gam màu nâu, vàng, ghi. Hoạ tiết chọn nhiều kẻ vuông, ô vuông. Cặp kính chọn mắt vuông màu trắng hoặc nâu. Giày dép của bạn nên chọn loại mũi giày vuông.
- Người mệnh Thuỷ: Thuỷ cần được Kim sinh vì các chất quặng nóng chảy thành nước. Trang phục chọn gam màu trắng, sáng. Hoạ tiết nhiều chấm tròn, hoa văn tròn, nhỏ. Cặp kính nên chọn mắt tròn hoặc bầu dục với gọn màu trắng, vàng. Giày dép nên chọn loại mũi giầy bầu dục.
Gia Phả Đại Việt giúp các dòng họ lập phả hay lập gia phả, lập tộc phả. Bên cạnh đó Phần mềm quản lý gia phả cũng là một sản phẩm dễ sử dụng.
Recent Comments