Công lao của các Tộc họ Việt Nam là rất lớn
Đất nước ta hình thành và được gìn giữ cho đến ngày nay, sau một thời kỳ dài mấy ngằn năm tranh thủ tự cường, tự lập bây giờ được hoàn toàn hoà bình, tự chủ là do công lao của tất cả các tộc họ lớn nhỏ góp công sức vào liên tục.
Xưa kia, ngôn ngữ phong kiến nói tới quần chúng nhân dân trong nước là “bá tánh, trăm họ”. Đây là cách nói về “số nhiều” bao quát, chằng căn cứ vào số liệu thống kê nào cho biết trong quần chúng nhân dân có đúng tới con số trăm dòng họ hay không.
Cho tới ngày nay, nếu ta căn cứ vào con số 60 sắc tộc đã và đang đùm bọc nhau trong “cái nôi quê hương” nay để tạm ghi thì ta cũng có thể xác nhận rằng nước ta có đến hơn trăm họ chung sống với nhau, bao gồm những họ nòng cốt lâu đời và van danh trong lịch sử dân tộc, với các họ từ các khu vực thiểu số, những họ phương bắc tới trợ lực, sống hoà bình từ nhiều thế kỷ qua, cùng những họ văn minh, từng vang bóng một thời nơi lãnh thổ mà nay không còn nữa.
Cách đây khoảng 5 thập niên, nhà văn Lê Văn Siêu trong tác phẩm “Văn minh Việt Nam” đã phác hoạ một biểu tượng về các dọng họ của dân tộc Việt Nam, là cây đại thọ xum xuê. Những nhánh cành. Ở cây đại thọ được phác hoạ đó, tượng trưng cho đất mước Việt Nam, nơi gốc có những rễ cái ăn sâu vào lòng đất và lan rộng ra một chu vi lớn.
Rễ đó chính là những dòng họ lớn của Việt Nam. Trên thân cây đại thọ, nhành nhánh lớn nhỏ mọc ra tua tủa và xoắn đan cùng nhau tạo thành một khu không gian rậm mát. Đó là các chi họ ngày nay được phát triển.
Gốc rễ vững chắc giúp cho nhành nhánh xanh tươi tràn trề sức sống. Điều này cũng giống như các họ lớn ngày xưa gầy dựng cho các chi họ ngày nay đông đảo sống mạnh, sống đẹp.
Lê Văn Siêu có ý tưởng đưa ra một biểu tượng về sự lớn mạnh của cây đại thọ Việt Nam. Không hiểu khi ông phác hoạ, ông có biết được rằng trên thực tế, biểu tượng của ông quả thật đang có hay không.
Gần đây, người ta phát hiện ra ở Bắc Bộ, vùng “địa linh nhân kiệt” của Việt Nam có cây đại thọ đã sống được trên 700 năm. Có thể cuộc sống của cây đại thọ này đã bắt đầu từ thời đại Triều Lý hay ít ra cũng vào thời kỳ Triều Trần, quân dân ta đánh thắng ba lần quân Nguyên Mông xâm lược, ở thế kỷ thứ 13.
Cấy đại thọ này ở chùa Hoa Yên trước kia, sau vua Lê Thánh Tôn đổi tên chùa lại là Vân Yên Tử, trong một cuộc ngự giá tới đây, vì nhận thấy Chùa chẳng những đầy hoa khoe sắc mà còn luôn luôn bao phủ những làn mây mổng đẹp tuyệt vời.
Vân Yên Tử và cây đại thọ vừa nói tới ở trên đỉnh núi Yên Tử, nằm giáp 3 tỉnh Hải Hưng, Hà Bắc, Quảng Ninh, nơi vua Trần Nhân Tôn vào thế kỷ thứ 13, lên đó tu hành, sau khi lãnh đạo quân dân nước Nam đánh thắng giặc Phương Bắc xâm lược và đã lập ra thiền phải Trúc Lâm với 3 vị Tổ mà Ngại là Tổ thứ nhất, đứng đầu với pháp danh Điền Ngự Giác Hoàng.
Cây đại thụ trên núi Yên Tử còn tồn tại đến ngày nay có thể coi là “biểu tượng sống” của các họ Việt Nam hay là sự trường tồn, lớn mạnh của đất nước.
Đất nước Việt lại còn được phù sa bồi đắp không ngừng do ba con sông lớn: Sông Hồng ở Bắc Bộ, Sông Hương ở Trung Bộ (Thừa Thiên) và Cửu Long Giang Trổ ra chín nhánh ở miền đồng bằng Nam Bộ.
Ngoài ra còn có những con sông đáng kể khác như dòng sông SréPok, Sé San, Krong Ana, Krong Knô, vốn là phụ lưu của sông Mêkông từ cao nguyên Tây Tạng đổ xuống, chia nhau tưới mát vừng núi rừng cao nguyên phía Tây Trung Bộ, rồi trổ ra vùng duyên hải phía đông Trung Bộ và dòng sông Vàm cỏ, Bến Nghé, Đồng Nai luôn tạo nguồn sống mãnh liệt cho vùng đồng bằng miền Đông Nam Bộ.
Phải chăng đó cũng chính là những hình ảnh, những biểu tượng cho các Tộc họ dân tộc Việt Nam vun bồi cho lãnh thổ hình chữ S ngoạn mục có thành tích đấu tranh tuyệt vời, sinh lực khai phá kiều diễm này.
Nói ngược lại, các Tộc Họ lớn chia ra nhiều phân Chi Tộc nhỏ cũng giống như những dòng sông dài có nhiều nhánh, các phụ lưu chia thành những sông rạch nhỏ, toả ra tưới mát, bồi đắp khắp lãnh thổ quê hương.
Tất cả lớn nhỏ, dài rộng đều quý như nhau. Dù trong cương vị, phạm vi nào cũng cần ích cho đất nước. tất cả các Tộc Họ, Nhánh Họ, dù là kinh, dù là thiểu số dù là sắc tộc Chăm hay Hoa đều có công với đất nước Việt Nam từ nhiều thế kỷ qua, đáng được tôn trọng. Sù cho hành nghề nào – không cứ phải là hoàng thân, quốc thích, quan quyền, nghề nông, lao động thủ công, Tộc Họ nào có truyền thống đều cũng được đáng ngưỡng mộ.
Vì tất cả, do tài năng của mình, đã đóng góp cho công ích xã hội và sự trường tồn của quốc gia. Mọi gia tộc đều phải được nhắc nhở tới,ít nhất là trong phạm vi Tông Môn, phải được thiết lập Tộc Phả, Gia Phả và các bậc tiên nhân phải được kính trọng phụng thờ.
Chính bởi lẽ đó mà phần tiếp nối sau đây được dành để nói tới vị trí gia tộc, sự sinh sôi nẩy nở và phát triển của các Tông Họ tại Việt Nam, đều rất quan hệ trong việc thanh lập Tộc phả và Gia phả.
Gia Phả Đại Việt giúp các dòng họ lập phả hay lập gia phả, lập tộc phả, hay tham khảo tại link sau https://giaphadaiviet.com/phan-mem-gia-pha-dai-viet/
Recent Comments