Gia Phả về lâu dài, trải qua nhiều đời chia ra phân chi, có thể sau thời gian trăm năm, trở thành Tộc Phả. Điều này càng đúng đối với Gia Phả mở đầu một chi nhánh họ, chi nhánh ngày càng lớn ra. Làm gia phả thể hiện chữ hiếu

Chữ hiếu (孝 – hiếu thảo, hiếu đễ) trong chữ Nôm, viết giống chữ hiếu trong chữ Hán, là chữ viết tắt của chữ Khảo (考 – già) ở trên (lược bớt phần dưới) và chữ tử (子) ở dưới. Giáp cốt văn (chữ cổ viết trên mai rùa) hơn ngàn năm trước, chữ hiếu có hình tượng người con cõng cha mẹ trên lưng.

Như vậy chữ hiếu được biểu thị bằng mối quan hệ cha (mẹ) trên lưng, con ở dưới; suy rộng ra đó là đạo nghĩa của con cháu đối với cha mẹ, lấy phụng dưỡng cha mẹ làm đầu…

Do vậy từ xưa đến nay, trong quan niệm của dân tộc ta, chữ hiếu là nền tảng của đạo đức. “Nhân sinh bách hạnh hiếu vi tiên”, trong trăm hạnh của con người, hạnh hiếu đứng đầu.

Lời của Khổng Tử bàn về đạo hiếu rằng: “Người con hiếu phụng dưỡng cha mẹ, ăn ở phải hết sức cung kính, cung dưỡng cha mẹ phải hết mực vui vẻ, khi cha mẹ đau ốm phải lo lắng hết lòng, khi lo việc tang lễ phải cực kỳ thương xót, khi cúng tế cha mẹ phải vô cùng trang nghiêm”.

Tự điển Việt Nam của Lê Văn Đức (1970), định nghĩa phụng dưỡng như sau: “Chăm sóc, nuôi nấng người bề trên – phụng dưỡng cha mẹ già”. Chữ phụng được sách này định nghĩa: “Vâng theo lệnh trên – dâng lên”; chữ dưỡng: “nuôi nấng, dạy dỗ – cha sinh, mẹ dưỡng đức cù lao”.

Như vậy trong hai chữ phụng dưỡng cha mẹ còn hàm chứa cả nỗi nhọc nhằn (cù lao). Và trong sự nhọc nhằn đó, nếu không nhớ tưởng đến công ơn đấng sinh thành, thiếu tình yêu thương, kém thấu đáo chữ hiếu thì con cái sinh ra sự bê trễ, bỏ mặc… Ấy vậy nên ca dao xưa có câu: “Cha mẹ nuôi con bể hồ lai láng/ Con nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày”.

Gia Phả, phải được hiểu là căn bản của gia lễ và gia huấn trong mọi gia đình có nền nếp. Gia Phả luôn được đem ra áp dụng chớ không phải để nằm yên một chỗ do cất giữ cẩn thận hay bị lãng quên.

Làm gia phả là cách thể hiện chữ hiếu rất có ý nghĩa với dòng họ và tổ tông
Chữ hiếu luôn được coi trọng trong văn hóa Việt Nam. Làm gia phả là cách báo hiếu tốt nhất

Trong các lễ nghi gia tộc, Gia Phả phải được đem ra đọc lại ở những đoạn, đời thích hợp như:

                 Trong hôn lễ, đọc Gia Phả phải được đem ra đọc để nhớ lại những lễ tục truyền thống riêng biệt của Tộc họ cùng những tập quán cần phải noi theo.

                 Trong tang lễ, Gia Phả được đem ra đọc để nhớ lại những lễ tục truyền thống riêng biệt của Tộc họ cũng những tập quán cần phải noi theo.

                 Trong việc thờ phụng Tổ tiên, đối với những người còn sống, Gia Phả giúp cho việc đền ơn đáp nghĩa công lao dưỡng dục mmootj cách thích đáng và nuôi dưỡng lòng hiếu hạnh luôn có ở mọi con cháu. Đối với những người nãm phần, Gia Phả cũng nhắc nhở những bổn phậnm những việc phải làm của các con cháu trong việc thờ phụng, giỗ kỵ.

     Gia Phả luôn giúp cho người đời sau nhiều kinh nghiệm, nhiều cơ hội suy nghĩ để làm nhiều điều lành điều tốt hơn.

     Ngoài hôn lễ và tang lễ, Gia phả vì những điều nêu trên còn được đem ra đọc những đoạn gia huấn, những đoạn nói về gia lễ trong các dịp kể sau:

                 Vào buổi sáng sum họp toàn bộ đại gia đình trong ngày mồng một tết Nguyên Đán. Buổi sáng đầu năm sum họp này là thời gian có ý nghĩa thiêng liêng nhất đối với tất cả mọi người có ảnh hưởng lớn cho thời gian sau. Gia phả đem ra đọc sẽ tăng thêm nhiều hạnh phúc.

Gia phả Đại Việt
Gia phả Đại Việt giúp các dòng họ làm gia phả thông minh thuận tiện

                 Vào những buổi lễ mừng đại thọ của các bậc trưởng thượng như Khánh Thọ Lục Tuần, Thất Tuần, Bát Tuần, Cửu Tuần… Gia phả đem ra đọc trong dịp này sẽ giúp cho mọi người nhận thấy thêm nhiều ý nghĩa trong cuộc sống và sự lưu truyền huyết thống cũng như sự thịnh vượng của Tộc họ.

                 Vào những lễ giỗ kỵ Gia Phả được đọc giúp cho mọi người trong thân tộc thêm phần cảm xúc, suy nghĩ và … như được kích lệ với mối cảm thông giữa người sống và người chết, giữa các thế hệ con cháu với các bậc tiền nhân.

     Truyền thống gia huấn và sự duy trì, củng cố nền nếp gia phong thêm phần giá trị. Đây là sự kiện biểu dương một trình độ gia lễ của gia đình có văn hoá, tri thức và danh vọng.

Gia Phả Đại Việt giúp các dòng họ lập phả hay lập gia phả, lập tộc phả
Gia Phả Đại Việt giúp các dòng họ lập phả hay lập gia phả, lập tộc phả

     Về các nghi thức gia lễ, mỗi nhà cần có và đọc thêm các cuốn “NỀN NẾP GIA PHONG”,”GIA LỄ XƯA VÀ NAY” (tác giả Phạm Côn Sơn).  Đây là những cuốn sách bồi dưỡng kiến thức về lòng hiếu thảo, sự ăn ở xứng đáng của người có văn hoá và cũng để duy trì tập tục “thờ phụng tổ tiên” ngày càng có ý nghĩa sâu sắc hơn, trong đời sống lễ nghĩa của dân tộc Việt Nam. Đó là một truyền thống quan trọng bậc nhất cảu mọi gia đình trong cộng đồng xã hội tiến bộ về tinh thần ở nước ta.

Gia Phả Đại Việt giúp các dòng họ lập phả hay lập gia phả, lập tộc phả, hay tham khảo tại link sau https://giaphadaiviet.com/phan-mem-gia-pha-dai-viet/

Phần mềm quản lý gia phả