GIA PHẢ MỚI BẮT ĐẦU LÀM LẠI (Phủ Ý?)……

Đối với những Tộc họ, gia đình chẳng may bị thất lạc, tiêu huỷ Gia phả, Tộc phả trong thời kỳ chiến tranh muốn làm lại thì sao?

Làm lại gia phả khi bị thất lạc, phủ ý
Làm lại gia phả khi bị thất lạc

Có trường hợp đặc biệt của một số gia đình được kể sau:

Người trong tộc họ tìm lại được một tập sách ghi các thế hệ lưu truyền mà ở bìa không ghi chữ Tộc phả hay Thế Phổ hoặc Gia phả, Gia phổ lại thấy đề chữ Phủ ý.

Từ Phủ ý nếu được viết bằng chữ Quốc ngữ ngày nay thì người ta dễ bị hoang mang. Có trường hợp ghi là Phủ ý. Một vài sách viết về phong tục tập quán biên soạn từ đầu thế kỷ này hoặc là vào khoảng trước thời kỳ Đệ nhất, Đệ nhị thế chiến, nay được in lại, có nhắc tới “Tập sách Gia đình” này cũng in là “Phú Ý”.

“Phú ý” thường vô nghĩa! Đây là trường hợp bỏ dấu sai chữ Quốc ngữ khi viết hoặc là “lỗi chính tả” do sắp chữ nơi nhá in sách.

Đúng ra là “Phủ ý”. Có người quan niệm rằng chữ “Phủ” này do chữ “phổ” mà ra, đã được người địa phương nào đó phát âm sai hoặc đọc trại.

Gia phả Đại Việt - Dịch vụ gia phả trọn gói Gia phả Đại ViệtTuy nhiên, nếu tập sách được viết bằng chữ Hán là 甫 thì có nghĩa “mới vừa”. chữ “Phủ” này có nhiều ngĩa:

  1.  Tiếng gọi người cha
  2. Mới vừa
  3. Đông nhiều
  4. Lớn.

Hán văn có cả chục chữ phủ viết khác nhau với nhiều ý nghĩa khác nhau. Những chữ Phủ dùng với nghĩa “vừa mới” trong “Phủ Ý” là hợp lý hơn cả. vì là “mới vừa làm ra theo ý người khác”. Bản “Phủ ý” không được coi là Tộc phả hay Gia phả. Đây là một bản văn có tính cách “chuẩn bị” cho việc thiết lập Gia phả hay Tộc phả về sau. Ngày nay, chưa có sự giải thích rõ ràng về ý nghĩa của bản “Phủ ý”.

Gia phả Đại Việt
Gia phả Đại Việt giúp các dòng họ làm gia phả thông minh thuận tiện

Ngay như những tài liệu sách vở xưa cũng không có chỗ nào giải thích về cách làm và ý nghĩa của bản Phủ Ý trong giai đoạn chuẩn bị thực hiện Gia phả. ở đây xin tạm giải thích như sau:

có thể phân loại ba cấp:

  1. Bản Phủ Ý, có tính cách tạm thời, trong vòng 5 đời
  2. Gia phả được thực hiện biên ghi từ 5 đời tới 10 đời.
  3. Tộc phả đã có trên 10 đời.

Bản Phủ Ý được thực hiện trong tình trạng không có Gia Phả hay Gia Phả, Tộc Phả bị thất lạc, tiêu huỷ…. Người muốn làm Gia Phả không biết phải căn cứ vào đâu để ghi lại đúng hết những giữ kiện thuộc các thế hệ tiền nhân cũng như không thể nào truy tầm nguồn gốc, quê quán xuất xứ của Tộc Họ.

Vì thế người biên ghi chỉ có thể thực hiện được bằng cách hỏi lại những người trên trước còn sống để những người này moi lại trong ký ức những điều còn nhớ được về Tên Hiệu, Huý, Thuỵ, Ngày tháng năm sinh, tử, cách ăn, nếp ở, ý muốn, tư tưởng, công đức xã hội hay nghề nghiệp chức vụ phẩm hàm cùng những lời di ngôn, dậy bảo của một số người thuốc thế hệ trước cận kề.

Thường thì những điều nhớ trong ký ức này cũng chưa hẳn là xác đúng, đầy đủ cho nên không có giá trị đối với lễ nghi, nhất là các vấn đề thuộc tên tuổi cũng như ngày sinh tử là những dữ kiện cần thiết cho việc khấn vái trong giỗ kỵ ngày xưa.

Cho nên bản Phủ Ý không được coi như là hoàn toàn chuẩn xác cho thế hệ sau noi theo để cúng quẩy.

Tuy nhiên, việc tưởng nhớ, ghi lại là điều cần thiết trong tinh thần ”nhớ ơn tổ tiên, truy tầm nguồn cội, huyết thống”, nên có còn hơn là không.

Thường, bản Phủ Ý này chỉ ghi được 5 đời, do hàng ông, hàng bác, chú còn sống nhớ kể ra. May cho những gia Tộc nào còn tồn tại được 5 đời chung sống với nhau (Ngũ đại đồng đường) thì bản Phủ Ý có thể được ghi nới rông lên 7 đời. Đây là kết quả thật hiếm hoi.

Có thể tạm kết luận ý nghĩa của bản Phủ Ý là “một bước chuẩn bị thành lập, mới vừa thành hình theo ý, nhớ của một số người còn sống để làm nền tảng tiếp nối bước tiến hình thành Gia Phả, Tộc Phả về sau”

Do cách làm này ta có thể suy luận

Xưa kia khi thành lập Tộc Phả, tiền nhân cũng làm theo cách thăm hỏi và ghi lại chớ chẳng phải do chính tay Thuỷ tổ một Tộc họ làm ra. Việc làm chính thức đã khởi sự công việc bằng “Phủ Ý” Đây là căn bản lúc đầu được coi là tạm thời nhưng về sau là nền tảng biên niên cho các nhà viết sử.

Vậy thì, nay những gia đình nào muốn lập lại Gia phả cũng phải theo tục lệ và cách làm này. Nghĩa là khởi đầu với bản Phủ Ý bằng cách ghi lại những tiết lộ nhớ được của những người còn sống, làm cách sao có càng nhiều càng tốt nhưng sự kiện liên quan tới 4 hoặc 5 đời, rồi sau đó chuyển cho các thế hệ sức cẩn trọng, không nên vội vã.

Cần sự thu thập càng nhiều dữ kiện càng tốt. Làm sao để đừng bỏ sót những chi tiết, nhất là những chi tiết thuộc các vấn đề gia lễ và gia huấn là những điều cũng rất thiết yếu cho ngày nay để cải tạo gia phong cho được hoàn mỹ, chững chặc hơn./.

Gia Phả Đại Việt giúp các dòng họ lập phả hay lập gia phả, lập tộc phả, hay tham khảo tại link sau https://giaphadaiviet.com/phan-mem-gia-pha-dai-viet/

Phần mềm quản lý gia phả