Mỗi nhà thờ họ lại có một phong tục thờ cúng khác nhau và lưu truyền từ đời này qua đời khác.
Chính vì vậy phong tục đó bất di bất dịch không thay đổi. Nhà thờ họ – thờ đường cần phải đảm bảo có những vật sau:
1. BÀN THỜ TỔ 2 CẤP HOẶC 3 CẤP
Trong gia đình Việt văn hóa từ đường bắt buộc phải có bàn thờ tổ có thể được bố trí 2 cấp hoặc 3 tùy theo diện tích.
Đối với bàn thờ nhị cấp thì cấp một ở ngoài cùng, cấp hai là gồm có một bàn án hành hoặc một chiếc kệ cao.
Phần cổ có thể đi viền bằng những hoa văn gần gũi như hoa, lá nhưng vẫn tôn lên vẻ sang trọng, trang nghiêm.
Dù nhị cấp hay tam cấp thì bàn thờ phải đảm bảo bàn thờ gồm:
- 4 chân chắc chắn.
- 4 chân chạm khắc họa tiết.
- phần yếm được trang trí bởi các hoa văn như tứ quý, tứ linh
- phần mặt bàn phải nhẵn trơn, được sơn cùng 1 màu.
2. HOÀNH PHI CÂU ĐỐI
Để trang trí từ đường thêm trang nghiêm cần có hoành phi treo ở hai cột nhà.
Những câu đối trên hoành phi thường là nhữn g câu mang ý nghĩa biết ơn, giáo dục con cháu thành kính với ông bà tổ tiên.
Hoành phi được treo hơi nghiêng về phía trước tại nơi cao nhất của từ đường.
Hoành phi phải nổi bật được thiết kế dạng hình cuốn thư hay chiếc khánh với chất liệu gỗ bền và chắc chắn, được sơn son thiếp vàng.
Thường được trang trí hình bốn loài linh vật long, lân, quy, phụng hay tứ thời mai, lan, cúc, trúc.
Câu đối trên hoành phi viết bằng chữ Hán Nôm nổi bật.
Hoành phi mang vẻ đẹp trang trọng, hoành tráng.
Vừa mang ý nghĩa biết ơn ông bà, tổ tiên vừa dăn dạy con cháu phải biết nhớ ơn, tôn thờ.
Một số câu được ghi trên bức hoành phi như :
- Vạn cổ anh linh( muôn thủa linh thiêng)
- Đức Lưu quang (Đức độ tỏa sáng)
- Phúc mãn đường (Phúc đầy nhà)
- Gia hòa vạn sự hưng
- Hiếu đức trung nhân…
3. NGAI THỜ, KHÁM THỜ
Từ đường là chốn tâm linh của một họ tộc. Ở đó dòng họ thờ các vị cao tằng thủy tổ và các tiên linh khác của họ tộc.
Chính vì vậy trên bàn thờ không thể thiếu ngai thờ được.
Ngai thờ được đặt chính giữa bàn thờ ở phía trong cùng.
Ngai thờ thường được làm từ gỗ sơn thếp được mài giũa tinh tế hoặc làm từ đồng.
Vì nhà thờ tổ được gìn giữ qua nhiều thế hệ nên ngai thờ phải đảm bảo làm từ nguyên vật liệu bền chắc, chống được khắc nghiệt của thời tiết cũng như một số điều kiện không thuận lợi làm hư hỏng ngai thờ.
Khám thờ cũng tương tự như ngai thờ nhưng nó có một điểm khác biệt cơ bản với ngai thờ.
Khám thờ được thiết kế có cửa mở/đóng bên trong là nơi đặt linh vị của ông bà, tổ tiên.
4. BÁT HƯƠNG
Bát hương là một vật dụng cực kì quan trọng, không thể thiếu vắng ở mọi bàn thờ nào chứ không riêng gì bàn thờ tổ.
Bát hương là một vật dụng để cắm hương, đốt hương hay trầm để phục vụ cho việc cúng kiếng.
Lư hương thường làm bằng đồng, đá, hoặc gốm với nhiều kích cỡ khác nhau tùy theo nhu cầu của người sử dụng.
Bát hương có chung một ý nghĩa, đó là nơi mà các thần linh, tổ tiên giáng xuống chứng giám được lòng thành.
5. CÂY GIA PHẢ
Gia phả hay còn gọi là gia phổ là quyển sách ghi chép đầy đủ các thông tin cần thiết như tên tuổi, ngày tháng năm sinh, ngày giỗ của người trong dòng tộc.
Gia phả coi như là cuốn ghi chép thông tin lịch sử của gia đình từ thời điểm của người sáng lập họ tính tới điểm hiện tại.
Lúc mới đầu, gia phả chỉ xuất hiện trong Hoàng tộc cùng giới quan lại.
Với ảnh hưởng của đạo Khổng tử, coi trọng nguồn cội, con người phải biết uống nước nhớ nguồn, coi trọng Trung, Hiếu nên gia phả sớm trở thành phần không thể thiếu của bất kì từ đường nào.
Gia phả có thể dạng cuốn, dạng sơ đồ treo trong từ đường hoặc có thể in ra các bản nhỏ để phát cho mỗi gia đình.
6. MỘT SỐ ĐỒ THỜ QUAN TRỌNG KHÁC
Ngoài những đồ thờ được đề cập ở trên, một bàn thờ hoàn chỉnh cần có các đồ thờ không kém phần quan trọng khác như:
- Bộ đèn nến.
- Bình hoa.
- Mâm quỳ.
- Mâm bồng.
- Đài rượu.
- Đài nước.
- Hộp trầu
……
nguồn, ảnh sưu tầm
Gia Phả Đại Việt giúp các dòng họ lập phả hay lập gia phả, lập tộc phả. Bên cạnh đó Phần mềm quản lý gia phả cũng là một sản phẩm dễ sử dụng.
Recent Comments