Xưa kia, người ta quan niệm đơn giản việc thành lập Gia phả là để ghi nhớ các bậc tiên nhân, mà lo các bổn phận, công việc thờ phụng.
Gia Tộc nào cũng có nhiều người trên trước, việc thờ phụng, cũng giỗ là trách nhiệm, nghĩa vụ thiêng liêng của con người theo truyền thống đạo lý dân tộc Việt. Mỗi người phải nhớ đến các ngày giỗ của tổ tiên, bao gồm các thế hệ ông bà cha mẹ. Người ta không thể nhớ hết được ngày mãn phần của từng người lại có nhưng ngườ có công đức lớn đối với xã hội, dân tộc và gia đình, cần phải được giỗ trọng, tương xứng. Công đức càng lớn thì giỗ càng to, có khi kéo dài đôi ba ngày và tế lễ…
Gia phả chính là quyển sổ ghi lại hết mọi điều cần thiết liên quan đến mỗi người qua đời, trong Tộc họ, gia đình. Cho nên mỗi nhà cần phải có phả.
Quan niệm này chỉ nhằm vào mục địch thực hành gia lễ giữ gìn gia phong bằng cách duy trì và tuân hành những lời gia huấn của các bậc tiền nhân.
Nhiều gia đình lớn thuộc dòng thư hương nho sĩ hay quan chức có đông người lập lên thân danh với đời và xã hội cùng có nhiều con cháu đông đủ đã trọng Gia Phả hay Tộc Phả là một văn bản có tính cách thiêng liêng như một sự liệu gia tộc, giống như ngày nay ta trọng hiến pháp của nước nhà.
Tộc Phả, Gia Phả được biên soạn rất kỹ lưỡng và được đặt vào một chỗ quan trọng để giữ gìn cẩn trọng. Trong thời kỳ chiến tranh, nhiều gia đình phải đem Tộc Phả, Gia Phả chôn giấu vào một chỗ được coi là an toàn nhất, trọng quý còn hơn vàng bạc, châu báu. Đó là gia bảo tinh thần không có giá trị vật chất nào có thể so sánh được. không thể khinh xuất để mất mát hay bị thiêu huỷ với bất cứ lý do nào.
Quan niệm về Gia Pha, Tộc Phả ngày nay cần được nới rộng hơn. Phải có nhận thức mới về giá trị, công dụng của quyền gia sử thiêng liêng này.
Có mấy vấn đề thiết yếu kể sau:
Ngoài mục tiêu sử dụng truyền thống kể trên, Phả còn phải được coi là căn bản cho việc gia giáo. Không những là chứng liệu để tuân hành các thủ tục lễ nghi gia đình cùng những lời huấn dạy của các bậc tiền nhân mà còn dùng để giáo dục các thế hệ nối tiếp.
Ngày nay, xã hội thăng tiến gia tốc, đồng thời cũng có những phức tạp làm đổi thay và ảnh hưởng xấu mà học đường không thể nào ngăn chặn, cải hoá kịp. Gia định cần tiếp tay, hơn nữa cần phải đề phòng, cảnh giác ngừa trừ từ trước bằng cách:
- Đem các gương ăn ở, tử tưởng và sự nghiệp của các bậc tiên nhân ra dạy bảo trong nhưng dịp thích hợp.
- Đem những lời di ngôn của các bậc tiên nhân nhắc nhủ các thế hệ sau.
- Gây ấn tượng về nền nếp gia phong cho mọi người trong gia tộc và nhất là gây ý thức trách nhiệm với gia đình và xã hội cho lớp trẻ ngay từ thời kỳ ấu thơ để rèn luyện phẩm cách xứng đáng cho một con người mới.
- Cần nên tạo ra một tập quán tôn trọng kỷ luật gia đình trong nếp sống ăn ở mới mà phả là một quy cương có tính chất pháp định trong khuôn vi gia đình.
- Là gạch nối liền, là sợi dây liên kết ràng buộc đời sống tinh thần của những người cùng chung huyêt mạch với nhau.
Nói khác đi, Phả phải được dùng làm nền tảng thực hiện chẳng những về gia lễ, gia phong mà còn về gia giáo nữa. Chỉnh Phả còn là căn bản để phát huy và bảo tồn đạo lý gia tộc, trong đó việc thờ phụng ông bà cha mẹ là một bộn phận thiêng liêng, quan trọng hàng đầu không thể khinh xuất của mọi người.
Chính vì nhận thức như vậy, phần hướng dẫn làm Gia Phả tiếp nối sau đây đã được nghiên cứu để thực hiện thích hợp với nếp sống mới, tiến bộ mới của con người trong tương lai. Theo đó những ưu điểm truyền thống được lưu giữ thận trọng và những yêu cầu mới mẻ của ngày mai nơi cuộc sống gia đình cùng của cá nhân được phát triển đáp ứng.
Gia Phả Đại Việt giúp các dòng họ lập phả hay lập gia phả, lập tộc phả
Recent Comments