Một số đông các bạn trẻ ý thức ngày nay đã có những thắc mắc chính đáng về Tông Họ của đất nước mình. Một số câu hỏi thường được nêu lên là: Một số họ nước ta với Trung Quốc có liên quan gì với nhau không? Như họ Lý, họ Hoàng (Woòng), Huỳnh, Triệu, v.v…Những họ đại tộc của nước ta xuất phát từ đâu? Những họ nào được kể là tiêu biểu cho dân tộc Việt Nam?
Những thắc mắc này chưa thể được trả lời xác định vì còn trong nghiên cứu thẩm tra của một số người chuyên trách có liên quan tới các ngành sử học và nhân chủng học. Câu trả lời có thể tương ứng tạm thời là”họ nào cũng tôn trọng cả, cho dầu xuất phát từ đâu, vốn có nguồn gốc nơi nào nữa, và lớn nhỏ ra sao mà đã đóng góp công sức vào sự trường tồn thịnh vượng của đất nước đều là nhưng họ thuộc cộng đồng trong tình thương yêu nhau”.
Có một vài họ trùng âm, trùng chữ viết với nước ngoài, vẫn là những họ có nguồn gốc chủng tộc, bản thổ xuất thân thuần tuý, chẳng hạn như họ Êban cua người êđê ở vùng Đắc Lắc. Buôn Ma Thuột không liên hệ gì với họ trùng âm, trùng chữ viết Êban của người Do Thái (Israel) ở phía tây lực địa Châu Á.
Một số bạn trẻ ở Cực Nam đất nước còn nghi ngờ họ Lai với họ Lại vốn là một, cũng không xác định được đây là do Tàu hay là họ của sắc dân miền núi Bắc Bộ, nay đã có một số gia đình mang họ nay ở vùng Cà Mau. Vấn đề này cũng cần chờ sự xác minh của người có thẩm quyền tra cứu. Điều cần lưu ý là trong chiều dài của lịch sử từ hơn 10 thế kỷ qua, các Tộc Họ đã thiên cư về phía Nam lần lượt để mở rộng, xây dựng bờ cõi có suy suyễn và lệch lạc gốc tích ít nhiều.
Đa phần những Tộc họ đó có những bậc tiền nhân vốn là binh lính, thương buôn, dân thường đi lập nghiệp, thậm chí cũng có người lại tội đồ, vốn là những thành phần không giỏi chữ nghĩa và không có Tộc Phả, Gia Phả: Về sau không ai còn nhớ, biết tới gốc gác nữa. Chính vì thề mà nay, chuyện tra cứu thông kê lại của những hà chuyên môn xã hội, lịch sử và văn hoá rất cần thiết. Sự cần thiết ấy cũng thể hiện ở mỗi gia đình ý thức bây giờ qua việc tái lập Gia Phả, Tộc Phả.
Đây là công việc có tích cách riêng rẽ nhưng có ảnh hưởng quan trọng đến việc tra cứu, kiểm kê của những nhà chuyên môn trên bình diện đất nước. Những chứng liệu của từng nhà chuyên môn sẽ giúp cho việc tra cứu thêm phần kết quả, xác đúng hơn. Cho nên việc tái lập Gia Phả ở mỗi gia đình bây giờ là hợp lúc hợp tình.
Các họ trong cộng đồng xã hội Việt Nam bắt đầu đông đảo đến khoảng hơn 100 và đầu thế kỷ XIX. Sang thế kỷ XX, số này có gia tăng thêm trong cái “nôi” vẫn thường ấm lạnh nhưng người ta chẳng bao giờ rời nhau. Nhiều họ lớn chia ra các phân chi và cá nhánh họ này cũng dần dà trở thành đại tộc.
Một bảng tạm liện kê cũng cho thấy đã có trên 200 tộc họ lớn nhỏ khác nhau. Có khả năng sau này thêm chừng 10 họ mới. Và nếu các nhánh họ trở thành đại tộc được coi là những họ riêng rẽ thì đại gia đình Việt Nam có thể tăng thêm nữa.
Gia Phả Đại Việt giúp các dòng họ lập phả hay lập gia phả, lập tộc phả, hay tham khảo tại link sau https://giaphadaiviet.com/phan-mem-gia-pha-dai-viet/
Recent Comments