BẢN CHẤT THỰC CỦA LONG MẠNH CHÍNH LÀ KHI MẠCH
Bản chất thực của long mạch chính là khí mạch đang vận hành hay tích tụ trong lòng đất. Đã là khi thì nó đều tuân theo quy luật thăng giáng, thịnh suy của tự nhiên, vì thế các nhà địa lý phân tích tính chất của long mạch gồm 2 loại đó là tốt và xấu, tốt thì dùng, xấu thì bỏ hoặc tránh nó đi, đó là lẽ thường tình của cuộc sống. Long mạch tốt hay xấu người ta
phân ra các trạng thái như sau:
- Long mạch tốt là: sinh – cường – thuận – tiến giai vi hảo.
- Long mạch xấu là: tử – nhược – nghịch – thoái giai vi hung.
Long mạch tốt thì sinh người giàu sang, phúc hậu, sống lâu và có tri thức, tức là đất địa linh nhân kiệt. Long mạch xấu thì sinh người nghèo hèn, ốm đau bệnh tật, chết non, sinh ra lắm kẻ nghịch tặc (tối vi hung).
Dù là tốt hay xấu, to hay nhỏ, quý hay tiện thì long mạch thường được thể hiện ra ở chỗ “quá giáp – xuyên điền”. Chỗ quá giáp là chỗ thuộc về âm khí, chỗ xuyên điền là chỗ thuộc về dương khí của long mạch. Vậy chỗ quá giáp là âm thì phải có sơn cao thì mới có dương khí hành long thì mới tốt; vì âm khí thường tĩnh lặng nên phải tích tụ nên chỗ quá giáp cần phải ngắn và gần, hai bên tả – hữu phải có hộ sa (thủy) để tránh gió lùa làm khí tán mất.
- Nếu chỗ quá giáp mà đất cao hơn hai bên thì khí mạch tụ lại ở chỗ thấp nhất.
- Nếu chỗ quá giáp mà đất thấp hơn hai bên thì mạch kết tụ ở chỗ cao.
- Nếu thế đất ở chỗ quá giáp mà có hình thù như con rắn đang bò mà quay đầu trở lại thì long mạch đang kết tụ ở phía sau, sách xưa gọi là thế “hồi long cố tổ” là vậy.
Tóm lại khái niệm chỗ quá giáp phải được hiểu c thể là sống đất nổi lên chạy vòng vèo, nếu đang ở cao cụ mà xuống thấp thì khí mạch kết tụ ở chỗ thấp, nếu đang ở chỗ thấp mà đột nhiên nổi lên cao thì khí kết tụ ở chỗ cao.
Hành Long:
Hành long là cách di chuyển của long mạch hay còn gọi là đường đi của long mạch. Long mạch có thể đi thẳng tuột, có thể đi vòng vèo uốn lượn, lúc lên cao, lúc xuống thấp, lúc ẩn hiện, có thể chạy dài từ núi cao xuống đồng bằng, xuyên qua ao, hồ, ruộng đồng, sông, suối. Hành long phụ thuộc vào cục, mà cục tức là tính chất âm dương của long mạch mà nó được thể hiện ở sơn – thủy tụ hội tại một khu đất nào đó, một vùng đất nào đó và được gọi là cục.
Long mạch đi tới đâu thì phải có dòng nước hai bên dẫn theo long, vì thế mới nói: “sơn hành tắc thủy tòng”. Long của sơn di chuyển phải kèm theo thủy cùng đi để hộ tống thì mới hội tụ được khí mạch kết phát. Khi long đi bên tả thì thủy phải đi bên hữu, hai bên tả hữu giao nhau và hội tụ chỗ nào thì chỗ đó có khí mạch tụ hội kết phát. Nếu sơn và thủy đi song hành mà không có chỗ tụ hội thì gọi là thể “long phi
thủy tàu” tức là khí mạch không tụ lại, nên gọi là đất vô khi, đất xấu nên cây cối còi cọc, cát đá lởm chởm.
Vì cục là chô tụ hội của sơn và thủy nên cục là chỗ đại diện cho tính chất kết phát của long mạch, nó quyết định tính tốt, xấu của long. Địa lý phong thủy phân ra 4 dạng hình thể của cục mà người ta gọi là “Cục pháp” như sau:
Thuận cục: tức long mạch đi từ chỗ xuất phát đến chỗ tụ hội của sơn và thủy thì gọi là thuận cục.
Tà cục: là long mạch đi lệch về một bên rồi mới tới chỗ kết phát của sơn và thủy.
Hoành cục: là long mạch đang đi thẳng rồi đột nhiên quay ngang rồi mới tới chỗ giao nhau của sơn và thủy.
Hồi cục: long mạch đang đi thẳng sau đó lại chuyển hướng về nơi xuất phát và lúc này thì thủy chảy ngược lại và lệch về một bên rồi mới tới chỗ kết phát.
Sơn và thủy luôn chuyển động và biến hóa không ngừng nhưng đều tuân theo một số định của nó, thấy sơn là biết thủy, thấy thủy là biết quy luật nhất sơn, sách địa lý có câu: “Hữu thị long, tắc hữu thị cục. Hữu thị cục tắc hữu thị long”, nghĩa là hễ có long mạch thì phải có cục để thể hiện, ngược lại đã có kết cục thể hiện thì biết được phải có long đi kèm. Hành long của sơn thì phải có thủy kèm hộ tống, chỗ kết phát là cục chính, là chỗ giao hội của sơn và thủy. Cục là chỗ cần sử dụng trong việc làm nhà ở hoặc táng mộ phần vì đó là đất có khí mạch thịnh vượng
Sa thủy:
Sa thủy là vùng nước, dòng nước phát xuất và dẫn theo long mạch và đi đến chỗ phía trước của vị trí mạch kết để tạo thành một vũng nước làm nhiệm vụ bảo vệ khí mạch, ngăn không cho gió lùa để làm cho khi tản đi, nên khí mạch được bảo tồn và bền lâu. Nói nôm na thì chỗ có khí mạch hội tụ thì cần phải có nước bao quanh để bảo vệ không cho khí mạch tán phát bởi gió lùa vào, nước hội tụ vây quanh được gọi là sa thủy.
Sa có hai loại là thượng sa và hạ sa. Thượng sử là sa ở gần phía trước long mạch, nó bảo vệ long mạch để giữ cho long mạch có khí. Hạ sa là sa ở phía trước long mạch, dùng để thu nạp thủy và bảo vệ cho thượng sa, đồng thời ngăn chặn ngoại thủy xung phá từ xa. Trong hai sa thì lấy thượng sa làm chính nếu có nhiều tầng, nhiều lớp ôm vào phía trước long thì càng quý.
Thượng sa cần phải dài, rộng và thông thoáng ôm vào phía trước minh đường, nó vừa ngăn được nghịch thủy vừa giữ được khí tụ nguyên vẹn mà không bị gió thổi làm khí tản đi. Sa được phân làm taisa và hữu sa. Tả sa là sa phía trái của minh đường hay còn gọi là Thanh Long sa. Hữu sa là sa ở phía bên phải của minh đường hay còn gọi là Bạch Hổ sa. Hai sa này làm nhiệm vụ bảo vệ minh đường, ngăn không cho gió lùa vào hai bên minh đường để giữ cho khí không phát tán. Sa Thanh Long cần dài và Bạch Hổ sa thì ngắn, hai sa này ôm vòng vào minh đường thì mới tốt.
Tóm lại sa thủy là nước ở trước cửa nhà, minh đường của mồ mả. Nó rất cần để bảo vệ cho khí mạch không bị phát tán thì long mạch mới tồn tại dài lâu và khí mạch mới vượng. Nếu có long mà thiếu sa thì khí mạch bị suy yếu, tùy theo hình dạng của sa dài hay ngắn, to hay nhỏ mà quyết định tính chất tốt xấu của long.
Các nhà địa lý Việt Nam thủa xưa thường bày cách cho dân giàu có làm nhà là phải chọn được hướng có long mạch vượng, nếu thiếu sa thì phải tạo sa bằng cách làm ao, hồ trước cửa nhà và khai mương nước nhỏ chạy xung quanh vườn tược để có thể tả sa và hữu sa bảo vệ hai bên và trước của nhà. Các giếng làng, ao của làng bao giờ cũng ở trước của đình, chùa tức là đã tạo ra chính sa trước minh đường để, cho khí mạch được vượng và là nơi lấy nước cho cả làng. giữ dùng
Bút sơn:
Hình thể địa chi dù ở đồi núi hay đồng bằng đều có các hình dạng khác nhau, chẳng chỗ nào giống chỗ nào, vì thế các nhà địa lý xưa đã cố gắng sưu tập và thống kê lại một số hình dạng cơ bản có trên mặt đất và đặt cho chúng cái tên thống nhất để cho dễ nhớ. Vậy bút sơn là gì? Nói một cách ngắn gọn thì bút sơn là hình dáng của gò đất, đồi núi nổi lên giữa miền đồng bằng có dạng cây bút viết (bút lông xua) có đầu nhọn. Hoặc đỉnh núi, đồi núi hiện lên phía trước, sau, phải, trái của minh đường mà có hình dạng của cây bút thì đều gọi là bút sơn. Bút sơn có hai dạng là thể đứng và thể nằm.
Thể đứng thì giống như cây măng tre mới mọc trồi lên mặt đất, nếu nó nằm trước minh đường là đại quý, thường là đất có long mạch phát quan đỗ tới trạng nguyên, nếu nằm về bên tả (Thanh Long) văn thì phát về văn sỹ có tài, nếu nằm về bên hữu (Bạch Hồ) thì phát về quan võ.
Bút sơn dạng nằm thường xuất hiện ở miền đồng bằng, nó chính là các dải đất, sống đất nổi lên có hình But son nhọn đầu chạy ngang trước minh đường, nhà ở hay mộ phần. Người ta căn cứ vào phía tả hay hữu minh điền bút như mô hình diễn tả sau:
Tiến điền bút thì dải đất, sống đất đầu nhọn xuất phát từ phía tả chạy dài trước minh đường sang phía hữu, đất này phát về văn sỹ vì phía tả thuộc Thanh Long (rồng xanh).
Thoái điền bút thì dải đất, sống đất có đầu nhọn xuất phát từ phía hữu chạy dài trước minh đường Sang phía tả, đất này thường phát về quan võ (Bạch Hồ).
Muốn biết tính chất của bút sơn thì cần phải xem xét vị trí và phương vị của nó so với minh đường của nhà ở hay mộ phần mà phán đoán tính chất của nó.
Nếu ở phương Càn (Tây Bắc) – Khôn (Tây Nam). Cẩn (Đông Bắc) – Tốn (Đông Nam) mà có bút sơn nổi lên cao, đầu nhọn thì được mệnh danh là “bút thái su”, tức vùng đất đó sẽ có người làm thầy dạy vua hoặc đỗ trạng nguyên.
Nếu tại phương Cấn (Đông Bắc) mà có bút sơn cao thì vùng đất đó là đất hiếu học và có nhiều người đậu đạt cao và nổi danh đời đời, nhiều nhân tài khoa bảng của mọi thời đại.
Nếu bút sơn cao, đầu không nhọn, đỉnh có đá, cát, sỏi thì thường phát về chức sử thần (ngoại giao).
Nếu trước minh đường có bút sơn nhưng đầu không nhọn mà xòe ra như cái chổi thì người vùng đó có học mà chẳng bao giờ thi đậu cao, sách xưa gọi là “ma thiên bút”. Hoặc ở phía sau minh đường mà có bút sơn thì sẽ sinh ra người thông minh nhưng không bao giờ thi đậu, thường là chán cảnh đời và đi ở ẩn dật hoặc làm thầy lang.
Tóm lại muốn tìm long mạch thì phải biết sơn từ phương nào chuyển tới và đột khởi lên có hình thể như thế nào, ở phương vị nào. Phải xem từ đâu tới, thủy hợp thủy phân ở đâu, hình dạng của thủy ra sao, phía nào là chính, đâu là cán long, chi long, và
đấu là chỗ tụ hội để kết phát. Miền đồi núi thì cần phải kín gió (tàng phong), miền đồng bằng thì phải có thủy lưu, thủy uốn ượn bao bọc lấy sơn để giữ cho khí của long mạch không bị tản đi. Địa lý phong thủy lấy nước làm thầy, tức là phải dựa vào thủy để biết được long mạch chỗ nào có khí tụ, chỗ nào khí mạch đang vận hành. Nhìn vào thủy để xem xét long mạch đang vận hành để phân định các cục cho đúng để quyết đoán xem chỗ nào khí tụ, chỗ nào khí tán. Thủy phải gắn với sơn và ngược
lại, thủy và sơn (thổ) phải tương ứng và hài hòa với nhau. Sách địa lý có câu: “Sơn và thủy là long gia chỉ mệnh mạch” nghĩa là thủy và sơn là cái gốc cơ bản để sinh thành vạn vật, nuôi dưỡng và chuyển hóa vạn vật và con người. Cái gốc của sơn và thủy là do lý luận từ kinh dịch mà có. Kinh dịch viết: “Trời lấy số 1 sinh hành thủy (nước). Đất lấy số 6 mà làm cho thành nước”. Thủy là nước, đất là mẹ sinh ra sơn. Thủy và sơn phải đi kèm nhau thì mới có cuộc SINH và THÀNH vạn vật và con người, địa lý hong thủy là môn tìm kiếm nguồn gốc sinh thành con người và
vạn vật và phải đạt cho được mục đích là phải lấy cái sơn và thủy có sẵn trên mặt đất để phục vụ con người một cách tốt nhất.
Vùng đồng bằng khi tìm đất làm nhà hay mộ phần thì cần quan tâm tới 2 yếu tố là: THỪA PHONG. THỦY NHIỀU. Thừa phong nghĩa là thừa gió mà thiếu nước. Vùng đồng bằng mà không có nước vậy bọc bao quanh thì sẽ bị gió thổi làm cho khí mạch trong lòng đất bị tản đi hết, vì thế đất khô mà cằn cỗi cây cối khó mà sống nổi, hay gọi là đất vô khí, tức là thừa phong. Nếu có nước vây quanh thì giữ được khí của đất. Sách địa lý nói: “Thủy khử tắc phong lai, thủy lại tắc phong khử” nghĩa thực của nó phải hiểu là nếu không có thủy thì gió sẽ tới và thổi mạnh thì khí ở trong lòng đất sẽ đi hết. Nếu có nước thì gió sẽ bị cản lại và khí của đất sẽ được bảo tồn, điều này được lý giải là khi gió thổi nếu có nước vây quanh khu đất thì gió sẽ trượt trên mặt nước và tức khắc bị đổi chiều nên nó không tác động vào đất vì thế khí mạch của đất được bảo vệ. Nếu không có nước thì gió thổi trực tiếp vào đất và làm cho khí trong đất bị tản đi và lâu ngày trở thành đất vô khí.
Sơn và thủy là hai yếu tố chính của việc hình thành long mạch, nếu thiếu một trong hai thì long mạch đó là suy yeu. Tuy nhiên hình thể của sơn và y đều có cái tốt và cái xấu, phải phân biệt kỹ thì thuy mới dùng được. Các nhà địa lý thủa xưa đã đúc kết một số dạng thủy xấu không nên dùng như sau:
Xuyên thủy: tức là dòng nước chảy thăng tuột như mũi tên bắn đậm thăng vào phía trước hoặc phía sau, phải hoặc trái nhà ở hoặc mộ phần, thủy này chẳng có ích gì mà còn gây họa vì nó sẽ đẩy khí mạch của nhà ở hoặc mộ phần đi hết và trở thành vô khí, vì vô khí nên ốm đau bệnh tật xuất hiện.
Cắt thủy: là dòng nước chảy quá mạnh và thẳng tuột nên cuốn theo khí mạch ở xung quanh trôi đi hết.
Tiễn thủy: nước chảy tới rồi chảy đi theo một đường thẳng mà không có chỗ hội thụ hoặc phân nhánh.
Xạ thủy: nước chảy thẳng mà dốc từ trên cao xuống và không có chỗ hội tụ, thế nước chảy mạnh nên khí mạch cả vùng bị cuốn trôi theo dòng chảy.
Tà thủy: là thủy chảy mạnh và thẳng qua trước mặt rồi chảy thắng đi mà không có chỗ phân nhánh.
Ngưỡng thủy: là thủy chảy từ trên cao xuống thấp và nhà ở hay mộ phần ở chỗ thấp thì khí mạch bị tản đi và gọi là ngưỡng thủy.
Xung thủy: là nước từ xa đậm thăng tuột trước của nhà hay mồ mả, làm cho khí mạch tản đi và bị thủy khí trực xung bắn vào, loại thủy này gây tai họa lớn cho chủ nhà, nếu là mồ mả thì bất yên.
Đảng thủy: là thủy trước cửa nhà mênh mông to lớn như ở cửa sông, cửa biển thì thủy này làm cho khí tán đi mất.
Tám loại thủy trên địa lý phong thủy gọi là “bát sát thủy” tức là tám loại thủy gây tai họa (sát) cho người. Như vậy tính chất tốt xấu của thủy còn tùy thuộc vào các dạng của nó, vì thế phải quan sát kỹ để đánh giá đúng bản chất của nó thì mới sử dụng được nó.
công ty TNHH liên doanh phần mềm AKB Software được thành lập vào tháng 1 năm 2008, đến này AKB tập trung vào những cụm dịch vụ như sau
- Phát triển các sản phẩm phần mềm/CNTT chất lượng cao cho khách hàng Nhật Bản và Việt Nam
- Phát triển các sản phẩm có giá trị cho xã hội như Phần mềm Quản lý Gia Phả, Tưới cây thông minh iLanCan, Nhà thông minh AnFa
- Nghiên cứu và phát triển các sản phẩm dựa trên công nghệ mới như IoT, BigData, AI…
- Cung cấp các dịch vụ về kỹ thuật trong lĩnh vực IT.
Công ty AKB Software cung cấp các phần mềm giúp các dòng họ quản lý gia phả một cách thuận thiện, tiết kiệm…
Link tham khảo
Các thẻ liên quan: giaphadaiviet
Recent Comments