Nhiều người thường xem rằng phòng vệ sinh là phòng phụ, chính vì điều đó nên không chú trọng và cũng bởi vì vậy sẽ gây ảnh hưởng chung tới vận khí của các thành viên trong gia đình.
Nguyên tắc cơ bản nhất khi bài trí phòng vệ sinh là phải xem nó như phòng chính để làm cho tốt, bởi vì khu vực này chứa nhiều âm khí, có nhiều năng lượng xấu, do đó nếu làm không hợp lý sẽ tạo nhiều sát khí lan tỏa khắp không gian trong nhà.
Khi thiết kế phòng vệ sinh cho gia đình, bạn cần lưu ý một số nguyên tắc. Theo nguyên tắc phong thủy “tọa hung hướng cát”, khu vệ sinh nên đặt vào các hướng xấu, nhìn về hướng tốt. Đây là nơi thủy khí rất nặng, nếu đặt nó ở hai phương vị thổ khí đang vượng là tây nam hoặc đông bắc thì sẽ sinh ra “Thổ khắc Thủy” nên sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mọi người trong gia đình.
Ngoài ra, nhà vệ sinh cũng không nên đặt ở phía nam vì hướng này có hỏa khí nặng, sẽ xung khắc với nhà vệ sinh thủy khí nặng. Nếu cần phải sửa phương vị nhà vệ sinh thì không nên dẹp bỏ hết những cái cũ để xây phòng mới. Xây một phòng vệ sinh mới là điều hết sức khó khăn, nhất là đối với những ngôi nhà có diện tích tương đối hẹp. Bạn chỉ cần dời vị trí bồn cầu trong phòng vệ sinh chệch khỏi hưởng cũ 15 độ là có thể cải sửa được phương vị của phòng vệ sinh sang một hướng mới.
Phòng vệ sinh tuyệt đối không nên được xây ở giữa trung tâm của ngôi nhà vì sẽ khiến ngôi nhà bị uế khí, gây ảnh hưởng đến vận khí của gia đình. Trung tâm của ngôi nhà tức là ở chỗ giữa của nhà giống như tim của con người, rất quan trọng. Nếu nhà vệ sinh đặt tại đó sẽ không phù hợp, ấy là còn chưa nói đến mỹ quan cũng như không phù hợp với phong thủy.
Ngoài ra, nếu nhà vệ sinh đặt giữa nhà, hệ thống cấp thoát nước buộc phải chạy quá phía dưới các khu vực sinh hoạt khác của nhà ở, vừa không tiện vừa khó sửa chữa nếu có sự cố.
Khi thiết kế phòng vệ sinh, bạn cũng nên lưu ý những phòng vệ sinh của các tầng (đối với nhà cao tầng) nên cùng nằm trên một trục đường thẳng để việc cấp thoát nước thuận tiện. Nếu cùng một tầng phải bố trí hai phòng vệ sinh, bạn nên thiết kế chúng “quay lưng” lại với nhau để thuận tiện cho việc lắp đặt hệ thống kỹ thuật.
Cửa phòng vệ sinh kỵ xung chiếu (đối diện) với cửa chính, cửa nhà bếp và phòng ngủ. Phạm vào điều kỵ này, tài vận gia đình sẽ bị đảo lộn. Đối với nhà bếp, không khí cần phải lưu chuyển mới tốt, vì vậy không nên để uế khí lẫn lộn vào. Trường hợp nếu đã được định sẵn vị trí thì có thể cải sửa bằng cách tạo vách ngăn hoặc tấm bình phong chắn giữa hai bên.
Đối với giường ngủ, nếu hướng của bồn cầu trong phòng vệ sinh xung thẳng tới hướng đầu giường hoặc giữa giường ngủ của chủ nhà trong phòng ngủ đều là những trường hợp không tốt. Nếu đầu giường ngủ bị xung thì chủ nhân dễ mắc bệnh, suy giảm năng lực sinh tài.
Theo xu hướng hiện nay thì phòng vệ sinh hay được thiết kế gộp cùng khu vực tắm và lavabo để tiết kiệm diện tích cũng như tiện lợi cho sinh hoạt khép kín từng phòng. Tuy nhiên nếu có thể thì nên dùng vách kính, rãnh phân cấp nhỏ hoặc dùng rèm che, bình phong không thấm nước… để ngăn cách vùng tắm ẩm ướt với khu vệ sinh của gia đình.
Vì không khí của phòng vệ sinh rất ẩm ướt, sự thay đổi giữa nóng và lạnh là rất lớn nên khi muốn trang trí bằng cây xanh, bạn nên dùng bonsai để trang trí (Bonsai là loại nghệ thuật tạo dáng truyền thống, độc đáo của thời cổ Trung Quốc. Bonsai là dùng cây kiêng, đá núi và các loại vật liệu khác, qua nghệ thuật gia công và chăm sóc tỉ mỉ tạo thành tác phẩm nghệ thuật…) Chúng vừa có tính thẩm mỹ cao lại vừa nhỏ gon.
Về màu sắc trang trí, phòng vệ sinh là nơi thuộc thủy, cho nên màu tốt nhất của nó là màu trắng thuộc kim, màu lam thuộc thủy. Những màu này vừa thanh nhã vừa tạo được cảm giác sạch sẽ, yên tĩnh. Tránh dùng màu sơn tường hay gạch lát màu đỏ tươi, màu sẫm gây cảm giác nóng bức, chật chội cho không gian phòng.
Nhà vệ sinh phải đặt ở cuối hướng gió. Nhà vệ sinh, nhà tắm là chỗ đại tiểu tiện, tắm rửa làm sạch mọi dơ bẩn trên người nên bản chất của nó không phải sạch sẽ, vì vậy không nên đặt nhà vệ sinh ở hướng lành, nếu không sẽ làm cho các sao lành bị bẩn, ảnh hưởng đến vận may của đất ở.
Nếu như nhà vệ sinh nhìn thẳng ra cửa chính tạo thành một đường thẳng hay đập vào mắt người vào cửa sẽ mất mỹ quan và cũng không phù hợp phong thủy. Theo phong thủy, điều này sẽ dẫn đến bệnh tật, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người.
Khi xây mới nhà ở, một số gia đình để tiết kiệm không gian đã lấy ra một gian vệ sinh làm thành phòng ngủ. Điều này không chỉ trái với phong thủy mà còn không hợp với vệ sinh. Theo quan niệm của phong thủy học, nhà vệ sinh là nơi không sạch sẽ, cần được đặt hướng dữ để trấn áp các sao dữ. Phòng ngủ đặt gần nhà vệ sinh là tối kỵ huống gì là cải tạo chúng thành phòng ngủ. Nên chăng chỉ cải tạo gian vệ sinh thành nơi để đồ đạc thì có thể chấp nhận được.
Không nên đặt bồn cầu nhà vệ sinh thẳng với cửa phòng vệ sinh, điều này thường xuyên tạo ra những khí xấu phát ra ảnh hưởng chung trong căn nhà (thường là nhà chung cư hay gặp trường hợp này vì phòng bé). Cũng giống như bất kỳ không gian sống khác trong nhà, nhà vệ sinh cũng cần được giữ gìn sạch sẽ, thoáng đãng. Do đó, cửa thông gió hoặc cửa sổ cần thường xuyên mở để thoáng khí, luôn đón không khí trong lành.
Một số tình huống thực tế thường gặp và cách xử lý đối với phòng vệ sinh:
Cửa nhà chính nhìn thẳng vào cửa nhà vệ sinh:
Theo thuật phong thủy thì cửa vào chính là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất để đưa nguồn năng lượng tích cực vào nhà, đóng góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của gia đình bạn. Cửa nhà trong phong thuỷ học còn được gọi là “Khẩu tử” (miệng) và được ví như miệng người. Nếu đồ ăn của người có vấn đề thì sức khoẻ liền bị ảnh hưởng. Cũng như vậy cửa ra vào có vấn đề, phong thuỷ sẽ không tốt ảnh hưởng đến vận khí của cả nhà.
Trong sách “Tuyết Tâm Phú” có ghi: “Cô dương bất sinh, độc âm bất thành”. Nhà vệ sinh là nơi xú uế, ẩm thấp, thuộc “độc âm khí”. Cửa nhà thuộc “thuần dương khí”. Cửa nhà và nhà vệ sinh xung nhau, thuộc loại âm dương không hoà hợp với nhau được, các nhà phong thuỷ đều cho rằng đây là thế bất lợi phá sản.
Phương pháp hoá giải đối với tình huống này là treo một chiếc mành dây kiểu chuỗi hạt, làm tấm vách ngăn hoặc để tấm bình phong, hoặc một hàng chậu cây xanh phía giữa, tùy từng trường hợp và không gian từng căn nhà rộng hay để để bố trí. Mục đích là để ngăn cách xung sát giữa cửa ra vào với cửa nhà vệ sinh.
Cửa nhà vệ sinh nhìn thẳng vào cửa bếp:
Như trên đã phân tích, nhà vệ sinh là nơi ngưng tụ những khí âm, thuộc “độc âm khí”. Nhà bếp là nơi có bếp nấu nướng, thuộc “táo hoả khí”. Hai loại khí này đều thuộc khí dữ (không lành). Cửa nhà vệ sinh nhìn thăng vào cửa bếp gây thành tương xung khắc giữa hai loại khí, thuỷ hoả không hoà hợp. Vận của chủ nhà không thuận, vận khí của cả nhà lúc tốt lúc xấu, lại dễ mắc bệnh.
Phương pháp hoá giải: Phương pháp hoá giải không khó chỉ cần treo mành dây chuỗi hạt trước cửa nhà vệ sinh hoặc cửa nhà bếp là được. Hoặc một số biện pháp hóa giải giống như trên, tùy thuộc vào không gian từng nhà.
Nhà vệ sinh nằm tại vị trí giữa nhà:
Đây là cách “Xú uế nhập trung cung” – Cực hung. Trọng Huyền Không Phong Thuỷ, trung cung được tượng trưng cho Thổ Khí – nuôi dưỡng tất cả các cung còn lại trong Cửu Cung. Khi phần trung tâm mà bị sát khí hay hung tinh chiếm đóng thì các phương vị còn lại lập tức cũng bị ảnh hưởng theo. Vì vậy, việc
đặt nhà vệ sinh tại trung tâm của ngôi nhà là một cách xấu. Nó sẽ ảnh hưởng tới phong thuỷ của ngôi nhà bạn.
Phương pháp hoá giải: Trong trường hợp có thể sửa chữa thì nên loại bỏ khu vực này không sử dụng nên chuyển thành kho chứa đồ. Không nên dùng làm phòng ngủ, đọc sách trên nền nhà vệ sinh cũ Trường hợp không thể thay đổi, nên giữ cho nhà vệ sinh luôn sạch sẽ, nên trang trí hoa hoặc cây cảnh đề tăng thêm cát khí. Bên cạnh đó nếu có thể thì nên lót một lớp than hoạt tính phía dưới nền nhà, đồng thời tăng cường ánh sáng, năng lượng dương cho khu vực này.
Gia Phả Đại Việt giúp các dòng họ lập phả hay lập gia phả, lập tộc phả, hay tham khảo tại link sau https://giaphadaiviet.com/phan-mem-gia-pha-dai-viet/
Các thẻ liên quan: giaphadaiviet
Recent Comments