Phả ký là gì?

Phả ký là lịch sử tổng hợp, toàn diện, chi tiết của một dòng họ (thực tế là của một chi họ); theo lối văn viết sử, gãy gọn, trong sáng, chọn chữ chính xác, chuyên môn.
Từ ký ức và truyền miệng của người trong họ, từ hệ thống mồ mả, các giấy tờ (sổ bộ đời, giấy tương phân ruộng đất, sắc, giấy khen tặng…) do gia đình lưu giữ, các tư liệu lịch sử trong kho lưu trử và trong thư viện… để làm cơ sở viết bài phả ký. Nó là bài văn khó viết nhất.

Phả ký trong Gia phả Tân Biên ngày nay
Một mẫu phả ký hiện đại

MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

Bài phả ký viết đạt là bài phản ánh đầy đu lịch sử của dòng họ từ xưa cho đến nay, cộng với việc xác định rõ tính chất, đặc điểm của dòng họ và phương hướng xây dựng dòng họ theo quan niệm mới hiện nay.

YÊU CẦU
– Nỗ lực đi thực tế, điều tra thật kỹ, gom góp tư liệu thật đầy dủ, sưu tra tỉ mỉ sự việc thì chất lượng bài phả ký càng sâu sắc.
– Vận dụng quan điểm toàn diện, lịch sử, phát triển đúng đắng về gia đình – dòng họ, về xây dựng gia đình – dòng họ thể hiện trong bài phả ký.
– Chấp bút với thái độ kiên trì, giọng văn nghiêm túc, tham khảo ý kiến với nhiều người về bài viết.

Gia phả Đại Việt
Gia phả Đại Việt giúp các dòng họ làm gia phả thông minh thuận tiện


NÔI DUNG: Bố cục hợp lý trong Phả ký, gồm:
– Phần trên đoạn: Nêu nội dung, ý nghĩa, tác dụng của gia phả trong đời sống các dòng họ, có liên hệ tới sử của đất nước. Có thể nêu xuất phát từ động cơ nào mà mình dựng bộ phả này.

– Nội dung chính:
1.Phát tích dòng họ: Xác định ông/bà tổ (tổ đời 1). Nêu: Tên tuổi, nhất là năm sinh (theo phưong pháp gia phả để xác định được năm sinh), năm mất, cưới bà ở tổ quán nào, họ gì, con nhà ai, tông tích, lai lịch, hành trạng, và đã sinh ra mấy người con.


– Tổ quán: Đây là một phần của không gian sinh tồn, nói địa lý hành chánh, lịch sử, văn hóa của ông/bà tổ, nói cách khai cơ lập nghiệp, nơi chứa đựng bao kỷ niệm của con cháu, hậu duệ.


– Nêu quan hệ huyết thống và quan hệ hôn nhân: Đây là hai mối quan hệ cơ bản để duy trì nòi giống: Trước hết nói về các đời (các thế hệ), có bao nhiêu đời, mỗi đời tương ứng với thời kỳ lịch sử nào, sự lưu truyền thông suốt, có chi nào hạp tự, xem vóc dáng, tướng mạo uy nghi, dậm dở, đẹp người, đẹp nết hay có chi nào có bịnh, ốm yếu. Tổng số dòng họ từ xưa đến nay có ước lượng (hoặc chính xác) là bao nhiêu người…

Về hôn nhân: quan niệm cưới hỏi từ xưa đến nay có thay đổi ra sao, có tự do, bình đẳng hay môn đăng hộ đối, đánh giá những chú rễ, cô dâu các đời, sống hài hòa, biết điều, dâu hiền thảo… sự sanh đẻ êm đẹp, thuận lợi. Có bảng tổng hợp: toàn chi có bao nhiêu nguời, nam, nữ bao nhiêu, chết sống bao nhiêu, sức học chia ra cử nhân, cao học và tiến sỉ là bao nhiêu.


– Nêu quan hệ văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo, xây dựng văn hóa dòng họ, xây dựng đạo hiếu, phúc đức, thực hiện các lễ hội, giỗ chạp, ma chay. Nêu việc khuyến học, khuyến tài, các tài năng văn hóa, âm nhạc, văn thơ…

– Lao động thể hiện chức năng kinh tế của gia đình, bao gồm hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tiêu dùng, gầy dựng xóm quê, ruộng vườn, nhà cửa. Nêu sự cần mẫn, chịu cực, chịu khổ, các ngành nghề truyền thống, dạy học, thương nghiệp.
– Nêu mối quan hệ yêu nước, xây dựng và bảo vệ đất nước: Ghi nhớ công ơn những người đã từng tham gia các cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, những ai đã hy sinh vì sự yên bình của Tổ quốc vì sự phát triển của đất nước.


2.Nêu tính chất đặc điểm ưu việt, nổi bật dòng họ. Sự sai quấy của cá nhân trong dòng họ là cá biệt. Tính ưu việt lá cơ bản, gồm lao động cần cù, sinh con đẻ cái nối dõi tông đường, sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ đất nước, truyền thống văn hóa, yêu thương, sống chung ở một xóm quê.


3.Phương hướng xây dựng dòng họ văn hóa: Là dòng họ luôn ý thức duy trì truyền thống văn hóa Việt Nam và biết tiếp thu cái mới phù hợp, đảm bảo phát huy chức năng mỗi gia đình hiện đại, khắc phục những yếu kém của dòng họ và nâng dần lên.

BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:

Mỗi cá nhân trong dòng họ phải có chương trình nghiên cứu, tích lũy riêng cộng với sự kiên trì, nỗ lực cá nhân. Phải có kế hoạch đi vào kho lưu trữ từng bộ gia phả để xác định đất đai và quan hôn tang tế. Phải làm dàn bài theo mẫu trên, trước khi viết.

Các thông tin cơ bản phải có như sau

*Bắt buộc

Phần I – Về bản thân:

– Họ tên * Ghi theo khai sinh, CMND hoặc hộ chiếu

– Tên thường gọi Tên trong gia đình hay gọi (có thể ghi hay không cũng được).

– Ngày tháng năm sinh * Có thể ghi thêm ngày tháng năm Âm lịch :

– Hiện ở đâu? * Ghi cụ thể:

– Số điện thoại ở nhà. * Ghi cụ thể Mã số Nước, Tỉnh?

– Email liên lạc (Nếu có) Đề nghị ghi một địa chỉ email đang sử dụng để Ban biên tập liên lạc khi cần thiết

– Số điện thoại di động. Ghi cụ thể Mã số Nước, Mạng nào?

– Đang làm gì? Nghề nghiệp, chuyên môn, nơi công tác?

Phần II: Tình trạng gia đình?

– Có gia đình chưa? Nếu có ghi rõ họ tên người hôn phối, ngày tháng năm sinh. Nếu chưa ghi “Chưa có gia đình”

Có con chưa? * Nếu có ghi rõ họ tên con trai, con gái, ngày tháng năm sinh.

Nếu chưa ghi “Chưa có con”

Phần III Cha Mẹ:

– Họ tên của Cha?

– Ngày tháng năm sinh của Cha?

– Ngày tháng năm mất của Cha? * Nếu đã mất ghi Dương lịch và Âm lịch theo ngày Giỗ Kỵ. Không biết ngày xin ghi “Chưa biết”

– Địa chỉ của Cha? * Còn sống ghi nơi đang ở. Đã mất ghi nơi an táng mộ phần. Nếu không rõ xin ghi chưa biết hoặc ghi “Mất tích” vào năm nào nếu có thể biết?

– Họ tên Mẹ * Ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, năm mất?

– Địa chỉ của Mẹ? * Còn sống ghi nơi đang ở. Đã mất ghi nơi an táng mộ phần. Nếu không rõ xin ghi chưa biết hoặc ghi “Mất tích” vào năm nào nếu có thể biết?

Phần IV: Anh Chị Em

– Ghi rõ Họ Tên, Ngày tháng năm sinh, Ngày tháng năm mất, nơi ở hoặc nơi an táng mộ phần?

Phần V: Bác, Chú, Cô ruột (Anh Chị Em của cha)

– Ghi rõ Họ Tên, Ngày tháng năm sinh, Ngày tháng năm mất, nơi ở hoặc nơi an táng mộ phần? Chỉ ghi cùng Ông Nội. (Phần này nếu không khai thì ghi “Không biết” hoặc “Không có bác, chú, cô”)

Phần VI: Ông Bà Nội:

– Ghi rõ Họ Tên, Ngày tháng năm sinh, Ngày tháng năm mất, nơi ở hoặc nơi an táng mộ phần?

– Anh em Ông Bà Nội:

– Ghi rõ Họ Tên, Ngày tháng năm sinh, Ngày tháng năm mất, nơi ở hoặc nơi an táng mộ phần? (Phần này nếu không khai thì ghi “Không biết” hoặc “Không có anh em”)

Phần VI: Ông Bà Cố:

– Ghi rõ Họ Tên, Ngày tháng năm sinh, Ngày tháng năm mất, nơi ở hoặc nơi an táng mộ phần?

– Anh em Ông Bà Cố * Ghi rõ Họ Tên, Ngày tháng năm sinh, Ngày tháng năm mất, nơi ở hoặc nơi an táng mộ phần? (Phần này nếu không khai thì ghi “Không biết” hoặc “Không có anh em”)

Phần VII: Ông Bà Sơ * Ghi rõ Họ Tên, Ngày tháng năm sinh, Ngày tháng năm mất, nơi ở hoặc nơi an táng mộ phần?

Anh em Ông Bà Sơ * Ghi rõ Họ Tên, Ngày tháng năm sinh, Ngày tháng năm mất, nơi ở hoặc nơi an táng mộ phần? (Phần này nếu không khai thì ghi “Không biết” hoặc “Không có anh em”)

Thuộc Cành nào – Chi mấy? Nếu người kê khai không biết ghi “Chưa biết”. Ban biên soạn Gia phả sẽ điền vào nếu truy ra nguồn gốc.

Ý kiến đóng góp và phần khai thêm (nếu có). Bà con đóng góp ý kiến và khai thêm nếu có.

– Họ tên Người kê khai Ghi rõ Họ tên Nếu là người nhập liệu khác với người kê khai

Trên đây là một số nội dung cần phải xuất hiện trong phả ký khi làm gia phả.

Gia Phả Đại Việt giúp các dòng họ lập phả hay lập gia phả, lập tộc phả

Phần mềm quản lý gia phảCác thẻ liên quan: giaphadaivietphanmemquanlygiapha

Phần mềm Gia Phả Đại Việt